Hội chứng rối loạn tic là một trong những hội chứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Mặc dù là một hội chứng không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng ít nhiều nó cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của trẻ. Vậy cụ thể hội chứng rối loạn tic ở trẻ em là gì? Các biệu hiện bệnh ra sao? Và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tung Tăng để được giải đáp nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Tổng quan về hội chứng West: Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng nguy cơ 2022
Bị cảm cúm nên ăn gì? Gợi ý những thực phẩm cực tốt cho sức khỏe của người bị cảm cúm 2022
Mục lục:
Hội chứng rối loạn tic ở trẻ em là gì?
Tic là một dạng rối loạn vận động, nó được thể hiện qua những co giật, chuyển động cơ hoặc những lần phát ra âm thanh đột ngột, không có chủ đích trước đó, nó xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Cơ chế trực tiếp gây ra tình trạng này ở trẻ chính là do mất cân bằng chất amidan ở não bộ.
Hội chứng rối loạn tic thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi và thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11 – 12 tuổi và thường sẽ có xu hướng giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Biểu hiện hội chứng rối loạn tic ở những người mắc bệnh khác nhau thường không giống nhau.
Các loại rối loạn tic ở trẻ và dấu hiệu tic thường gặp
Các hội chứng tic được phân loại dựa theo dấu hiệu bệnh cũng như là tính phức tạp của bệnh, theo đó hội chứng tíc được chia làm 2 loại là tic đơn giản và tic phức tạp.
Tic đơn giản
Chỉ biểu hiện một số hành vi vận động đơn giản ở một số loại cơ bắp cụ thể như nháy mắt, nhún vai, lắc đầu, chun mũi, tặc lưỡi, giật cơ hàm. Và tic âm thanh đơn giản cũng chỉ ở các dạng như thở dài, lẩm bẩm, ho, khịt mũi, tặc lưỡi, hắng giọng,….
Tic phức tạp
Rối loạn tic phức tạp sẽ liên quan đến nhiều nhóm cơ hơn thường biểu hiện ở những hành vi mất kiểm soát trong hành động như tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, xoay tròn, giậm chân,… Tic âm thanh phức tạp cũng sẽ ở mức cao hơn và bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là tạo ra các âm thanh lạ, tục tĩu, thường xuyên nói các từ hoặc câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh.
Nguyên nhân gây nên rối loạn tic ở trẻ em
Hiện nay vẫn chưa thể nào xác định chính xác được nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn tic ở trẻ em. Có một số ý kiến cho rằng yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây nên hội chứng này. Ví dụ cho ý kiến trên đó chính là các chất gây dị ứng, hóa chất có trong các sản phẩm làm sạch hay trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử.
Bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng rối loạn tic ở trẻ có thể là do di truyền, tính di truyền này có thể biểu hiện trực tiếp từ gen của bố hoặc mẹ. Hội chứng rối loạn tic cũng có thể là do đột quỵ, nhiễm trùng, chân thương đầu,…
Cách điều trị hội chứng rối loạn tic ở trẻ
Thông thường, hội chứng rối loạn tic ở trẻ có thể không cần phải điều trị trừ khi các triệu chứng này nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày của trẻ. Một số phương pháp để điều trị hối chứng rối loạn tic như điều trị bằng liệu pháp nhận thức – hành vi CBT, điều trị bằng thuốc, điều trị bệnh gây ra rối loạn tic ở trẻ em, điều trị bệnh tic bằng thực phẩm bổ sung và các biện pháp khác.
– Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Hiểu đơn giản đây là một phương pháp điều trị đảo ngược thói quen. Khi trẻ có các biểu hiện của hội chứng tic các nhà trị liệu sẽ giúp cho trẻ nhận thức được những hành động của mình và thay thế bằng một hành động khác.
– Sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tic: Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho trẻ để điều trị hội chứng này là pimozide, risperidone, aripiprazole, Clonidine, chất botulinum, Clonazepam. Đây đều là những loại thuốc được kê theo toa của bác sĩ nó các tác dụng giúp kiểm soát khả năng vận động của cơ, giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần số rối loạn tic ở trẻ.
– Điều trị bệnh gây ra rối loạn tic ở trẻ em: Nếu trẻ bị rối loạn tic do đang mắc một căn bệnh nào đó thì chỉ cần điều trị căn bệnh đó thì hội chứng rối loạn tic ở trẻ sẽ biến mất.
– Phương pháp điều trị bệnh tic bằng thực phẩm bổ sung: Nhiều loại thuốc bổ sung đã được sử dụng để điều trị tic, bao gồm các loại vitamin như vitamin E, vitamin C, D và B, thuốc canxi, magiê, Coenzyme Q10, dầu cá…
Các lưu ý khi điều trị bệnh tic ở trẻ em
Hội chứng rối loạn tic ở trẻ không phải là một hội chứng quá hiếm gặp và cũng không phải là một hội chứng quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Qua từng giai đoạn các biểu hiện của bệnh có thể tăng hoặc giảm, mặc dù có nhiều mức độ thế nhưng hội chứng tic không đe dọa đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên việc điều trị hội chứng rối loạn tic cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, phụ huynh và những người thân xung quanh trẻ. Và trong quá trình điều trị cho trẻ bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
– Cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, có đầy đủ các chất
– Duy trì cho trẻ một lối sống lành mạnh và môi trường sống tích cực.
– Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc vào ban đêm.Thường xuyên trấn an tinh thần của trẻ, luôn giữ tinh thần của con được thoải mái, không để trẻ bị căng thẳng.