Chứng bệnh đau nửa đầu cực kỳ phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, thế nhưng thường là ở nữ giới. Để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn, thì bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, phân loại, nguyên nhân cũng như là cách khắc phục chứng đau nửa đầu.
Cách bơm ga tủ lạnh tại nhà đơn giản
Cách kiểm tra chính tả trong word
Cách kiểm tra gói cước Viettel internet đang sử dụng
Mục lục:
Đau nửa đầu là gì
Đau nửa đầu là chứng bệnh lý mà cơn đau đầu chỉ xuất hiện ở một bên đầu mà thôi. Mức độ đau có thể là vừa, nặng hoặc là đau nhói. Thông thường thì khi bị đau nửa đầu sẽ có nhiều triệu chứng khác kèm theo như là nhạy cảm hơn với âm thanh và ánh sáng, cảm thấy mệt mỏi và buồn….
Những cơn đau này sẽ kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ, khiến cho các hoạt động của cơ thể bị cản trở. Một số trường hợp trước khi bị đau nửa đầu sẽ gặp phải giai đoạn cảnh báo. Trong giai đoạn cảnh báo thì có thể thị giác sẽ gặp phải vấn đề (ảo giác, có điểm mù…) hoặc là các chi bị rối loạn, mặt bị ngứa ran tại một bên.
Phân loại đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu được phân ra làm nhiều loại khác nhau.
- Đau nửa đầu thoáng qua: gặp phải một số dấu hiệu hoặc triệu chứng để cảnh báo rằng sắp bị đau nửa đầu như là thấy hiện tượng lóe lên của những tia sáng.
- Đau nửa đầu không thoáng qua: không gặp phải bất cứ sự cảnh báo nào về chứng đau nửa đầu. Đâu cũng là chứng đau nửa đầu phổ biến và thường gặp nhất.
- Đau nửa đầu thầm lặng: là chứng mà có dấu hiệu cảnh báo thoáng qua, tuy nhiên lại không xuất hiện đau nửa đầu nào đến sau đó. Hiện tượng này thường xuất hiện rất ít.
Tùy vào từng loại đau nửa đầu, cơ địa của mỗi người mà thời gian và triệu chứng của việc đau cũng sẽ khác nhau. Có người bị đau trong khoảng vào lần mỗi tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp mà sau nhiều năm chứng đau vẫn không có gì thay đổi, ngược lại có những người chỉ bị đau nửa đầu duy nhất 1-2 lần.
Nguyên nhân đau nửa đầu
Hiện nay thì nguyên nhân chính xác của chứng bệnh đau nửa đầu chưa cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên thì một số các yếu tố liên quan tới sự tác động của môi trường hoặc là di truyền có thể gây ra tình trạng này.
- Nội tiết tố thay đổi ở phụ nữ khiến cho estrogen bị biến động về nồng độ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai, tới kỳ hoặc mãn kinh có thể gây ra đau nửa đầu.
- Sử dụng các loại thuốc liên quan tới hormone như là thuốc tránh thai cũng có thể khiến cho đau nửa đầu xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn.
- Một số loại chất kích thích như là rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, caffeine cũng nâng cao tỷ lệ mắc phải chứng bệnh đau nửa đầu.
- Gặp phải các tình huống gây căng thẳng hoặc stress trong cuộc sống, suy nghĩ nhiều, thường hay lo âu….
- Một số yếu tố từ môi trường như là âm thanh quá lớn, ánh sáng chói lòa hoặc là rực rỡ khiến cho thị giác mệt mỏi và bị đau nửa đầu.
- Một số người bị đau nửa đầu bởi ngửi phải những mùi hương mạnh và hồng như là nước hoa, khói thuốc, mùi hóa học, mùi sơn…
- Chế độ sinh hoạt không phù hợp, ngủ nghỉ chưa tốt, mất ngủ, ngủ quá nhiều… làm cho sinh lý cơ thể thay đổi và gặp phải đau nửa đầu.
- Hoạt động tình dục, các hoạt động thể chất mạnh với cường độ cao có tỷ lệ gây ra đau nửa đầu.
- Sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết, áp suất không khí sẽ kích thích cho chứng đau nửa đầu xuất hiện.
- Một số loại thực phẩm như là chế biến sẵn, các chất phụ gia, độ ướp mặn, chất bảo quản…
Triệu chứng đau nửa đầu
Chứng bệnh đau nửa đầu có thể bắt gặp ở bất cứ thời điểm nào dù là thơ ấu, trưởng thành hoặc đã lớn tuổi. Bệnh đi qua 4 giai đoạn gồm có tiền triệu chứng, các dấu hiệu thoáng qua, triệu chứng đau nửa đầu và sau khi đau nửa đầu.
Giai đoạn tiền triệu
- Tâm trạng luôn thay đổi lúc thì buồn, lúc thì vui.
- Bị táo bón, cổ cứng, thèm ăn, khát nước.
- Đi tiểu và ngáp thường xuyên hơn.
Giai đoạn thoáng qua
- Thị giác bị rối loạn và thay đổi.
- Thị lực có thể bị mất tạm thời.
- Một bên chi sẽ có cảm giác bị châm chích.
- Khi nói chuyện gặp phải khó khăn.
- Xuất hiện tiếng ồn ở một bên ta.
- Đôi lúc không kiểm soát được cơ thể.
Giai đoạn triệu chứng
- Bị đau ở một bên của đầu hoặc có thể là cả hai bên.
- Đầu có cảm giác bị đau nhói giống như bị đập vào.
- Trở nên nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
- Một số trường hợp nhạy cảm với mùi vị hoặc xúc giác.
- Cảm thấy buồn nôn và có thể bị nôn mửa.
Giai đoạn kết thúc
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không giữ được tỉnh táo. Một số trường hợp thì lại cảm thấy hưng phấn. Sau khi kết thúc đau nửa đầu không nên thực hiện vận động quá mạnh mẽ, có thể hiến cho chứng đau nửa đầu bị tái phát lại ngay trong một thời gian ngắn.
Cách điều trị
Mục đích của việc điều trị chứng đau nửa đầu đó chính là khiến cho những triệu chứng biến mất, cũng như hạn chế sự tái phát của bệnh lý.
- Nghe nhạc để giúp ngủ ngon bằng các bài hát nhẹ nhàng làm cho đầu óc thư thái, giảm stress.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau nhằm giảm bớt triệu chứng và điều trị những cơn đau ở vùng đầu.
- Dùng những loại thuốc chống động kinh, chống trầm cảm ba vòng, thuốc hạ huyết áp… để giảm sự nghiêm trọng của cơn đau.
- Thực hiện nghỉ ngơi và thư giãn ở môi trường thông thoáng, không có quá nhiều ánh sáng chói lóa.
- Mặc trang phục rộng và thoải mái, thường xuyên chườm mát cho đầu.
- Cung cấp và bổ sung thêm nước cho cơ thể thường xuyên hơn.
- Sắp xếp và quản lý công việc để không gặp phải lo âu và suy nghĩ dẫn tới stress.
- Thực hiện giảm cân nếu như bị béo phì, qua đó hạn chế việc xuất hiện chứng đau nửa đầu.
- Ghi nhớ những thứ kích thích và gây ra chứng đau nửa đầu để hạn chế và né tránh.
Trên bài viết là những thông tin liên quan tới chứng đau nửa đầu, mong rằng sẽ giúp được các bạn hiểu rõ hơn, điều trị cũng như là phòng tránh chứng bệnh lý này. Chúc bạn thành công.