Cần biết những gì khi đang trong thời gian thử việc?

Trước khi ký kết hợp đồng lao động, có thể chúng ta sẽ có hợp đồng thử việc. Vậy thì trong thời gian thử việc chúng ta cần phải biết những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hợp đồng, thời gian, lương thử việc cũng như một số vấn đề liên quan khác nữa.

Cách làm pizza tại nhà đơn giản nhất
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Có bắt buộc phải tham gia hay không?
Những điều cần biết trước khi ký kết hợp đồng lao động

1. Hợp đồng thử việc

Người lao động và đơn vị sử dụng lao động sẽ cần phải có thỏa thuận về thử việc, thỏa thuận này được kết giao thành hợp đồng. Trong nội dung của hợp đồng sẽ cần có các thông tin gồm:

  • Họ và tên của người lao động.
  • Giới tính của người lao động.
  • Địa chỉ cư trú của người lao động.
  • Số giấy tờ tùy thân của người lao động.
  • Họ tên và địa chỉ của đại diện cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Chi tiết về thời gian làm việc và công việc cần thực hiện.
  • Hình thức chi trả, thời gian chi trả, giá trị lương.
  • Phụ cấp về các gói bảo hiểm đối với người lao động.
  • Các vật tư, trang thiết bị bàn giao giữa hai bên.

Lưu ý: trong trường hợp công việc lao động là thời vụ thì sẽ không cần thiết phải thử việc.

hợp đồng thử việc, thời gian thử việc, lương thử việc

2. Thời gian và kết quả thử việc

2.1 Thời gian thử việc

Thời gian thử việc dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào tính chất hoặc là độ phức tạp của công việc. Quá trình thử việc chỉ được diễn ra một lần duy nhất đối với một công việc cụ thể cùng với những điều kiện.

  • Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
  • Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
  • Thời gian thử việc không quá 06 ngày đối với công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn.

Lưu ý: trong quá trình thử việc thì bất cứ bên nào dù là người lao động hay đơn vị sử dụng lao động cũng có thể chấm dứt hợp đồng nếu không đạt theo yêu cầu thỏa thuận. Việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này sẽ không cần tiến hành bồi thường.

2.2 Thông báo thử việc

Đơn vị sử dụng lao động sẽ cần phải thông báo kết quả đến với người lao động trong vòng 3 ngày trước khi thời gian thử việc kết thúc. Đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ cần phải ngay lập tức kết giao hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp thử việc đạt được các yêu cầu đưa ra trong hợp đồng thử việc.

3. Tiền lương thử việc

Tiền lương thử việc của người đang thử việc sẽ được tiến hành thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng thử việc. Tuy nhiên thì đơn vị sử dụng lao động sẽ cần phải chi trả tối thiểu cho mức lương thử việc là 85% so với mức lương của công việc đó.

hợp đồng thử việc, thời gian thử việc, lương thử việc

4. Vấn đề bảo hiểm

Những đối tượng lao động cần phải tham gia các gói bảo hiểm sẽ là công dân Việt Nam và là người lao động làm việc theo:

  • Hợp đồng lao động có thời hạn xác định cụ thể.
  • Hợp đồng lao động không có thời hạn xác định cụ thể.
  • Hợp đồng lao động dựa theo mùa vụ từ 3 đến 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động dựa theo công việc cụ thể trong vòng 3 đến 12 tháng.
  • Hợp đồng của đơn vị sử dụng lao động với người đại diện cho người lao động dưới 15 tuổi.

Dựa vào quy định trên thì chúng ta có thể thấy được khi người lao động kết giao hợp đồng thử việc sẽ không thuộc vào những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, nguyên nhân là bởi chưa kết giao hợp đồng lao động.

Tuy nhiên thì nếu không có hợp đồng thử việc mà kết giao hợp đồng lao động và trong hợp đồng lao động bao gồm nội dung thử việc, thì đơn vị sử dụng lao động vẫn cần phải chi trả tiền bảo hiểm cho dù là đang trong thời gian thử việc. Số tiền chi trả bảo hiểm sẽ dựa theo mức lương của công việc theo hợp đồng chứ không phải mức lương thử việc.

5. Hình thức xử phạt

Xử phạt 500,000 cho tới 1,000,000 đối với đơn vị sử dụng lao động nếu:

  • Yêu cầu người lao động theo mùa vụ thử việc.
  • Không thông báo kết quả thử việc với người lao động.

Xử phạt 2,000,000 cho tới 5,000,000 đối với đơn vị sử dụng lao động nếu:

  • Yêu cầu người lao động thử việc nhiều lần với một công việc.
  • Yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định.
  • Chi trả mức lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% lương của công việc.
  • Không thực hiện kết giao hợp đồng lao động nếu các điều kiện của hợp đồng thử việc hoàn thành.
hợp đồng thử việc, thời gian thử việc, lương thử việc

6. Học việc và thử việc

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thời gian học việc và thử việc, bởi vậy lúng túng hoặc là có nhiều thắc mắc mỗi khi kết giao hợp đồng. Học việc vốn là quá trình mà người lao động được đào tạo hoặc đào tạo lại về công việc để hiểu rõ hơn về công việc thực tế của bản thân mình.

Đối với hình thức học việc thì sẽ không có thời gian cụ thể được xác định, tuy nhiên bắt buộc quá trình học việc phải diễn ra trước khi thử việc. Thông thường thì thời gian học việc và thử việc sẽ tương đương với nhau. Trong trường học hợp việc quá lâu thì đơn vị sử dụng lao động sẽ tổn hao nhiều chi phí để đào tạo nhân lực.

Khi đã hoàn thành quá trình học việc thì người lao động sẽ có được kiến thức cần thiết rồi mới thử việc. Lúc này thử việc giống như là thực hành, giúp cho đơn vị sử dụng lao động đánh giá được khả năng, sự thích nghi về công việc của người lao động. Mọi hoạt động trong khi thử việc đều phải thuộc vào quy định của luật lao động.

Trên bài viết là toàn bộ những thông tin cần biết khi đang trong thời gian thử việc. Mong sao bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích, thực hiện quá trình thử việc tốt nhất có thể và đi đến ký kết hợp đồng lao động. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết này nhé!