Mách bạn cách nấu lẩu thái chua cay đậm vị chiêu đãi bạn bè ngày cuối tuần

Lẩu thái chua chua cay cay đến từ xứ chùa Vàng đơn giản mà lại dễ ăn là món khoái khẩu của rất nhiều người. Dưới đây là một vài cách nấu lẩu thái chua cây đậm vị mà nhất định bạn phải biết.

Hướng dẫn cách làm kem chuối đơn giản tại nhà

Những lưu ý trong cách làm bánh bao bạn nhất định phải biết

Cách làm caramen cực đơn giản nàng vụng về nhất cũng có thể thành công

Lẩu thái mà món lẩu được lấy cảm hứng từ món canh chua Tom yum nổi tiếng của xứ sở Chùa Vàng. Nguyên liệu để làm ra một nồi lẩu thái chua ngon hấp dẫn bao gồm thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm, rau xanh,… Để tạo nên một món lẩu ngon, cần phải có sự hấp dẫn cả về hương vị, hài hoà giữa vị cay thơm, chua ngọt.

Cách nấu lẩu thái đơn giản không cần đến gói gia vị

Nguyên liệu để nhúng lẩu bao gồm

  • Thịt bò: 1kg
  • Mực: 1,5kg
  • Ngao: 1kg
  • Tôm sú: 1kg
  • Các loại rau xanh: Rau muống, cải thảo, cải ngọt, các loại rau theo mùa,…
  • Nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm sò hoặc các loại nấm theo sở thích
  • Đậu phụ, váng đậu
  • Mì tôm, miến, bún,…

Nguyên liệu làm nước chấm lẩu thái

  • 1 quả chanh
  • 3 muỗng cà phê muối/ bột canh
  • Ớt xiêm, tỏi, hành,…
  • Wasabi
  • 3 muỗng cà phê đường
  • Lá cải xanh

Nguyên liệu nấu nước dùng ngon ngọt

  • Xương ống: 1kg
  • Lá chanh, sả, hành tây, ớt tươi, riềng, tỏi, quế
  • Cà chua: 3 quả
  • Tương ớt, tương cà, muối, bột ngọt, sa tế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống mua về rửa với nước, trần qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn rồi dập dập các khớp ống để xương dễ tiết ra nước ngọt hơn.

cách nấu lẩu, cách nấu lẩu thái

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thái

Tôm và mực rửa sạch rồi ướp với gia vị. Ngao ngâm với nước gạo và vài quả ớt cắt nhỏ để nhả hết cát. Sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn xếp tôm ra đĩa để riêng.

Thịt bò rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng để thịt nhanh chín. Bạn có thể ướp bò cùng gia vị và một chút dầu ăn, cách làm này để thịt bò mềm hơn hoặc không ướp đều được.

Sả đập dập, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Riềng cạo vỏ rồi cắt mỏng, lá chanh rửa sạch rồi vò nhẹ. Cà chua và hành tây rửa sạch rồi cắt múi cau.

Các loại rau để nhúng lẩu rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt khúc vừa ăn.

Bước 2: Làm nước lẩu

Cho xương ống vào nấu cùng với 3,5 lít nước, đun sôi. Sau khi nước sôi khoảng 20 phút, bạn cho thêm 1 nhánh quế, lá chanh, riềng sả vào nấu cùng. Trong quá trình hầm xương, nếu thấy có bọt thì dùng muỗng vớt sạch để giúp nước dùng trong hơn.

Trong thời gian đợi các nguyên liệu nồi nước dùng tiết chất ngọt, bạn bắc chảo lên bếp, cho hành, tỏi cùng sả băm nhuyễn vào phi thơm cùng dầu ăn. Tiếp đến, cho 1 muỗng canh tương ớt + 1 muỗng tương cà cùng với cà chua và hành tây xào sơ qua. Cuối cùng, trút tất cả hỗn hợp vào nồi nước dùng đang sôi.

cách nấu lẩu, cách nấu lẩu thái

Nước dùng lẩu thái phải có đủ hương vị chua, cay, ngọt đậm đà

Bạn có thể cho thêm 2 muỗng canh sa tế để giúp cho nồi lẩu có vị cay ngon hơn, cũng nên chú ý gia giảm tuỳ vào người dùng có ăn được cay hay không. Đun nồi nước dùng thêm 30 phút nữa, sau đó bạn có thể nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình cho vừa ăn.

Múc nước dùng ra nồi nấu lẩu, phần nước thừa còn lại bạn có thể dùng để châm thêm trong quá trình ăn lẩu. Lúc này, bạn chỉ cần nồi lẩu sôi rồi nhúng các nguyên liệu thịt, tôm, mực, rau,… vào rồi đợi thưởng thức.

cách nấu lẩu, cách nấu lẩu thái

Bày biện ra và thưởng thức lẩu thái chua cay đậm vị

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng thì chỉ cần dùng gói gia vị nấu lẩu cực kỳ đơn giản. Với 1 gói gia vị này cùng gần 2 lít nước, đun sôi 10 phút là bạn đã có một nồi lẩu thái chuẩn vị.

Đánh giá bài viết này nhé!