Tết cổ truyền có ý nghĩa thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, đây là dịp để các gia đình đoàn tụ quây quần bên nhau. Trong những ngày Tết, có những phong tục ngày Tết truyền từ xa xưa đến nay không thể bỏ qua. Hãy cùng Blog Tung Tăng tham khảo những phong tục đó là gì nhé!
Xem tử vi 2021 – Vận mệnh của 12 con giáp trong năm mới
Cách làm củ kiệu muối giòn ngon đón Tết rộn ràng
Cách làm bánh chưng xanh đón Tết cổ truyền Tân Sửu
Mục lục:
1. Cúng ông Công ông Táo 23 tháp Chạp
Theo truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Bởi vậy, những ngày này các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo.
Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp bởi theo quan niệm của dân gian, Ngọc Hoàng sẽ dựa vào những gì mà ông Táo báo cáo để trách phạt hay thưởng cho gia chủ.
2. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Việc dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ, khang trang có ý nghĩa là chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Trong ngày này, tất cả các vật dụng trong nhà sẽ được mang ra lau rửa sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cô tất niêm, những vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.
3. Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là một phong tục có từ nền văn minh lúa nước. Ngày nay, các gia đình Việt Nam thường xuyên tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc thưởng thức. Nếu ngày Tết không có bánh chưng, bánh tét thì coi là mất đi hương vị ngày tết. Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói được những chiếc bánh đẹp, thật chặt, nếu không bánh sẽ bị nứt và thấm nước, gây nhão bánh.
Bánh chưng, bánh tét không thể thiếu trong ngày tết
4. Bày mâm ngũ quả
Bày mâm ngủ quả cũng chính là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt Nam. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, 5 yếu tố này tạo thành vĩ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với ý nghĩa chung sâu sắc, gắn liền với sự hiếu thảo và mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Bày mâm ngũ quả ngày tết
5. Cúng giao thừa
Cúng giao thừa thường phải làm 2 lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng một năm bắt đầu thì ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ này cũng là bỏ đi hết muộn phiền của năm cũ, nghênh đón năm mới đến tài lộc và những điều tốt đẹp.
6. Thăm mộ tổ tiên
Không chỉ những ngày giỗ mà ngày Tết con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, những người thân đã khuất của mình. Đây là phong tục phổ biến và có từ lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và tổ tiên đã khuất núi.
7. Cúng tất niên và cùng nhau cúng giao thừa
Các gia đình Việt Nam thường sẽ làm mâm cơm cúng thắp hương mời thần linh, gia tiên về cùng ăn tết với gia đình trong chiều 30 Tết, kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới.
Mâm cơm cúng tất niên
Không chỉ có mâm cơm cúng tất niên, giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời khắc quan trọng khi đất trời giao hoà. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là trừ tịch, diễn ra vào những giây phút cuối cùng của năm cũ với ý nghĩa đem bỏ đi hết những điềm xuấu để đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Thông thường, lễ cúng giao thừa được thực hiện song song cả trong nhà và ngoài trời.
8. Hái lộc đầu năm
Hái lộc đầu xuân chính là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm ngày mùng một Tết để mưu cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
9. Xông đất, xông nhà đầu năm
Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới thì ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông nhà, xông đất.
Xông đất, xông nhà đầu năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống ngày Tết
Quan niệm của người Việt từ xa xưa đã rất coi trọng người xông đất đầu năm. Bởi vậy, các gia đình đều lựa chọn những người hợp với tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ đến xông đất, xông nhà đầu năm.
10. Chúc Tết và mừng tuổi
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết để trao nhau những lời chúc may mắn, ý nghĩa nhất. Thường vào sáng mùng 1 Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại với những phong bì đỏ để lấy may, kèm theo những lời chúc con cháu hay ăn chóng lớn, học hành thành đạt, hạnh phúc, vui vẻ.