Các món ngon ngày tết tại nhiều vùng miền khác nhau rất đa dạng, mang tới cho mọi gia đình ngày tết ấm cúng trong không khí sum vầy. Vậy thì bạn đã biết tới những món ngon nào để chuẩn bị trong ngày tết rồi? Hãy cùng nhau tham khảo một số món ăn tại những vùng miền mà chẳng thể nào thiếu được khi ngày tết đang tới nhé.
Khi sử dụng quạt sưởi hãy luôn lưu ý những điều này
iPhone 12 – Sự nâng cấp hoàn hảo đến từ Apple
Penthouse: Cuộc chiến thượng lưu phần 2 cùng với những nhân vật mới
1. Món ngon ngày tết của miền Bắc
Tại miền Bắc thì mâm cơm ngày tết sẽ luôn được chuẩn bị cực kỳ công phu, những món đặc sản Hà Nội, đặc sản vùng miền cũng thường được sử dụng trong mâm cơm. Mặc dù đã qua một thời gian dài thế nhưng vẫn luôn có một số món ăn được giữ nguyên để thể hiện truyền thống đón tết.
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn xuất hiện trong ẩm thực Việt Nam từ rất lâu đời và không những là một món ngon đặc trưng trong ngày tết mà còn là thứ đồ ăn được sử dụng thường ngày. Với sự kết hợp giữa gạo nếp, thịt mỡ béo ngậy, nhân đậu xanh và hạt tiêu thì món ăn cũng được dùng làm quà tặng giữa mọi người với nhau. Hình ảnh luộc bánh chưng để cùng nhau đón tết dường như là truyền thống của miền Bắc.
Xôi gấc
Dựa theo quan niệm từ xa xưa thì màu đỏ sẽ là màu sắc mang lại sự may mắn đến với mọi người. Chính bởi lý do này mà trong những mâm cơm cúng chúng ta cũng thường thấy xôi gấc, tất nhiên là nó cũng chẳng thể thiếu được trong ngày tết. Xôi được nấu nhờ vào gạo nếp và thêm vào đó chút gấc tươi, khi chín mang lại màu sắc đỏ tươi cực kỳ đẹp mắt, hương vị thì rất ngọt ngào.
Dưa hành
Dưa hành là món ăn dù không phải là cao lương mỹ vị, thế nhưng lại luôn có một vị trí đặc biệt tại mâm cỗ của những người dân tại miền Bắc. Dưa hành vốn là củ hành được đem đi muối, khi ăn kết hợp cùng với thịt đông hay là bánh chưng cũng đều rất ngon. Dưa hành sẽ giúp cho bạn không bị ngán khi ăn những món khác và khi còn tết thì sẽ luôn còn bánh chưng cùng với dưa hành.
Giò chả
Giờ chả là một món ăn thường ngày, thế nhưng trong các đám cưới, ngày lễ, mâm cơm cúng chẳng bao giờ thiếu đi giò chả cả. Món giò được làm bằng cách giã nhuyễn thịt heo sau đó gói lại trong lá chuối để luộc kỹ. Các miếng giò luôn có màu trắng mịn, khi ăn thì rất là thơm ngon và tương tự như bánh chưng, trong ngày tết giò chả cũng có thể là quà tặng của mọi người với nhau.
Thịt gà
Thịt gà là món ăn không thể thiếu và nó xuất hiện nhiều tới nỗi chẳng cần nói cũng biết luôn có thịt gà tại bất cứ mâm cơm nào trong ngày lễ của Việt Nam. Đám tang, đám giỗ, đám cưới, ngày tết thì thịt gà luộc chấm muối chanh cũng đều góp mặt và sẽ mang tới sự đặc trưng cho mâm cơm của người dân miền Bắc. Để tìm được một mâm cơm cúng không có thịt gà luộc thật sự là rất khó.
2. Món ngon ngày tết của miền Trung
Nếu như tại miền Bắc chúng ta được thấy thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh thì miền Trung cũng có được sự đặc trưng đến từ nem chua, thịt giấm hay là bánh tét….
Bánh tét
Tương tự như là với bánh chưng, bánh tét cũng được làm từ những nguyên liệu thịt heo, đậu xanh cùng với gạo nếp. Thế nhưng thay vì được gói trong lá dong như miền Bắc thì bánh tét của miền Trung lại được gói bằng lá chuối. Ngoài ra thì bánh tét cũng có hình trụ chứ không phải là hình vuông. Vậy cho nên hương vị của bánh chưng, bánh tét sẽ là giống nhau và xuất hiện tại cả miền Bắc lẫn miền Trung.
Nem chua
Nem chua được sử dụng để nhâm nhi cùng với vài ly rượu trong ngày tết cũng là hình ảnh chẳng thể thiếu được tại miền Trung. Nem chua có thể được sử dụng để ăn luôn hoặc là nướng lên rồi ăn. Trong nem chua chúng ta sẽ có thịt heo được tẩm ướp gia vị một cách kỳ công và thêm vào đó những chiếc lá ổi. Tại Việt Nam thì mỗi khi nhắc tới nem chua mọi người cũng thường hay nghĩ ngay tới miền Trung.
Dưa món
Nếu như ở miền Bắc vào ngày tết chúng ta có món dưa hành thì dưa món sẽ là món ăn tương tự nhưng xuất hiện ở miền Trung. Trong dưa món sẽ có củ kiệu, cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo… Cách làm dưa món khá là kỳ công và cần phải đầu tư về cả thời gian lẫn công sức, thế nhưng nó lại mang tới ngày tết tại miền Trung một sự đặc trưng riêng biệt mà chẳng vùng miền nào khác có được.
Tôm chua
Tôm chua vốn là đặc sản của Huế, và trong ngày tết thì trên những mâm cỗ không thể bỏ qua được món tôm chua. Món ăn mang lại sự béo ngậy của thịt, vị ngọt bùi của những con tôm và cả sự đậm đà đến từ gia vị nữa. Toàn bộ nguyên liệu khi được chế biến và tạo ra món tôm chua thì đối với bất cứ ai dù chỉ thử một lần có lẽ cũng chẳng thể nào mà quên đi được hương vị của nó cả.
Chả bò
Gần giống với giò chả của miền Bắc thì tại miền Trung sẽ có món chả bò. Món ăn được dùng để tiếp khách vào những ngày đầu của năm mới, có đầy đủ các vị cay, mặn, ngọt…. Những khoanh giò cực kỳ hấp dẫn được kết hợp với tiêu đen đặc trưng thì dù có ăn nhiều, thấy nhiều đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng thể nào mà chán món chả bò được cả.
3. Món ngon ngày tết của miền Nam
Tại Việt Nam thì khu vực phía nam là nơi mà văn hóa và kinh tế cực kỳ phát triển theo phong cách đa dạng. Chính bởi điều này mà ẩm thực của miền Nam cũng phong phú bởi vì được du nhập từ nhiều địa phương khác nhau.
Bánh tét
Vẫn là bánh tét, thế nhưng đã có sự thay đổi tạo nên sự khác biệt rất lớn đối với bánh tét của miền Trung. Bánh tét tại miền Nam có được hương vị phân chia rõ rệt làm hai loại đó là bánh tét mặn và bánh tét ngọt. Nhiều trường hợp bánh tét còn được dùng lạp xưởng hay là trứng muối vào để tạo nên hương vị đa dạng. Hình dáng gói bánh đôi khi cũng khác biệt, cực kỳ độc đáo.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở khu vực miền Nam và tại mâm cơm ngày tết lạp xưởng chẳng thể nào vắng mặt được. Lạp xưởng có nhiều loại như là lạp xưởng cá, lạp xưởng, tôm, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi…. Khi thưởng thức thì bạn cũng có thể chiên, luộc hay là nướng lên tùy theo sở thích. Tại khu vực Nam Bộ để tìm địa điểm bán hoặc sản xuất lạp xưởng là điều hết sức đơn giản.
Dưa giá
Dưa giá có được vị thanh mát và giòn cho nên thường được dùng để ăn kèm cùng với những món ăn khác như là bánh tráng, bánh ướt, cơm… Đặc biệt là nếu như có một nồi thịt kho trứng thì bao nhiêu dưa giá cũng chẳng thể đủ. Vào ngày tết dưa giá sẽ giúp bạn chống ngán, giải nhiệt mà vẫn cung cấp được cho cơ thể các dưỡng chất nhờ vò hẹ, cà rốt và giá có ở trong đó.
Củ kiệu
Gần giống với dưa hành của miền Bắc, không chỉ hình thức mà ngay cả hương vị của củ kiệu và dưa hành cũng đều tương đồng với nhau, thậm chí là cách làm nữa. Điều khác biệt đó chính là củ kiệu có kích thước nhỏ hơn mà thôi. Với củ kiệu thì nếu như ăn kết hợp cùng với những món khác sẽ cực kỳ tuyệt vời. Đặc biệt là khi sử dụng cả tôm khô để ăn với củ kiệu thì sẽ là món nhậu hoàn hảo cho cánh đàn ông.
Thịt kho
Thịt kho tưởng chừng như chỉ là một món ăn đơn giản thường ngày, thế nhưng tại miền Nam thịt kho hột vịt nước dừa lại là món ăn cực kỳ nổi tiếng. Đây là món ăn truyền thống và xuất hiện nhiều tại những ngày tết, trước khi tết đến các gia đình thường làm một nồi thịt kho hột vịt nước dừa rất lớn để sử dụng trong cả tuần lễ. Nếu kết hợp cùng với dưa giá hay củ kiệu thì bạn sẽ có được mâm cơm hoàn hảo.
Trên bài viết là gợi ý về các món ngon ngày tết đặc trưng đến từ từng vùng miền. Vậy thì bạn có còn biết những món ngon nào thường được làm vào những ngày tết nữa không? Hãy đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của mình để mọi người cùng tham khảo và có được mâm cơm ngày tết trọn vẹn ngay nhé. Xin cảm ơn.