Những ngày Tết, trên bàn thờ của mỗi gia đình Việt đều có mâm ngũ quả. Đó là những loại quả mang ý nghĩa đủ đầy, tài lộc. Vậy mâm mũ quả ngày tết gồm những gì? Mâm ngũ quả trong ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách bài trí mâm ngũ quả sao cho đẹp chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Hôm nay, Blog Tung Tăng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Cúng tất niên như thế nào mới là đúng nhất?
Tham khảo cách chọn quà Tết vừa ý nghĩa, vừa thiết thực
Cách làm bánh chưng xanh đón Tết cổ truyền Tân Sửu
Mục lục:
Mâm ngũ quả và ý nghĩa của nó trong ngày Tết
Cùng với hoa đào, hoa mai, cây quất, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả ở trên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động vất vả cả năm của con cháu dâng lên tổ tiên.
Mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết
Mặc dù tuỳ theo từng vùng miền sẽ lựa chọn cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau, nhưng mâm ngũ quả cúng trong đêm giao thừa vẫn mang một ý nghĩa chung: Đó là tấm lòng của con cháu, dâng lên tổ tiên những loại quả ngon thể hiện lòng hiếu thảo và những điều tốt đẹp, vạn sự bình an đến với gia đình. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hoà hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở các miền
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mâm ngũ quả ở miền Bắc bởi nó sẽ luôn luôn có 2 loại quả đặc trưng là chuốt và quýt (hoặc quả quất). Mặc dù người miền Bắc chuộng quả này nhưng người miền Nam lại kiêng bởi từ “chuối: hay đọc nhịu thành “chuồi” nghĩa là trơn trượt. Quả quýt sẽ được hiểu là “quýt làm cam chịu”, dễ phải gánh tội thay người khác và mang lại điều không may mắn.
Mâm ngũ quả thường thấy trong ngày Tết miền Bắc
Người miền Trung không cầu kỳ trong việc bày mâm ngũ quả. Quan niệm của người miền Trung chính là có gì thờ đó, chọn mâm ngũ quả theo sản vật của địa phương.
Đặc trưng của mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung là dứa được đặt cao nhất, bao quanh là quả xoài, thanh long và táo, nho được đặt dải ngang và quýt được bày biện ở xung quanh.
Người miền Nam bày biện mâm ngũ quả với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” với mong ước một năm mới đủ đầy, sung túc.
Mâm ngũ quả miền Nam
5 loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Nam: Mãng cầu, quả sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, một số nơi còn có thêm quả dứa với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì?
Như đã nói ở trên, mâm ngũ quả 3 miền có nhiều sự khác biệt, nhìn chung đây là một số loại quả thường xuất hiện mang những ý nghĩa khác nhau:
Quả phật thủ
Trong tin ngưỡng của đa số người Việt Nam, Phật giáo có một vị trí rất quan trọng trong niềm tin của mọi người. Phật thủ từ lâu đã trở thành thức quả hay dùng để thờ hoặc lễ trong những ngày trọng đại bởi hình dáng của loại quả này rất giống với bàn tay của Phật.
Gia chru bày loại quả này trong mâm ngũ quả với ý nghĩa mong muốn bàn tay Phật che chở cho cả gia đình. Với gia đình nào mong muốn đông con nhiều cháu sẽ thường hay lựa chọn những quả có nhiều ngón, vươn dài bởi theo ý nghĩa tâm linh, số ngón tay trên quả phật thủ tượng trưng cho số con cháu trong nhà.
Nải chuối
Chuối để bày lên mâm ngũ quả trong ngày Tết thường là chuối tiêu quả già nhưng vẫn còn xanh. Bạn nên chọn những nải chuối có quả đều, trên 20 quả và có độ cong đều nhau để đở lấy những loại quả khác trên mâm ngũ quả.
Chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, nhiều may mắn
Cam, quýt
Những quả cam quýt bày lên bàn thờ trong ngày tết phải là những quả có màu vàng mỡ gà hoặc những quả có vỏ màu vàng đều, vỏ mỏng có thể thấy múi, da bóng láng. Đây là loại quả biểu trưng cho sự thành đạt mà bất cứ gia chủ nào cũng mong muốn.
Quả xoài
Quả xoài hay còn được đọc lái đi thành “xài”, cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn. Bạn nên lựa chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng. Nên lựa chọn những quả xoài xanh đậm, sở vào cứng và có phần phấn ở bên ngoài để giữ xoài lâu chín hơn.