Mã SKU là một trong những công cụ giúp người bán hàng có thể quản lý hàng hóa của mình một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Vậy cụ thể mã SKU trên sản phẩm là gì hãy cùng Tung Tăng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
SPayLater là gì? Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi sử dụng SPayLater
Dropshipping là gì? Dropshipping Phù Hợp Với Những Đối Tượng Nào?
Locket là gì? Hướng dẫn cách tải và thiết lập Locket trên điện thoại
Mã SKU trên sản phẩm là gì?
Mã SKU được biết với tên đầy đủ là Stock Keeping Unit, nó đóng vai trò như một mã định danh duy nhất cho từng loại hàng hóa trong kho, giúp cho việc phân loại hàng hóa trong kho bãi được chi tiết và hiệu quả hơn bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm như mẫu mã, ngày sản xuất, kích cỡ, và nhiều thông tin khác.
Mã SKU thường là dãy chữ cái, số từ 6-8 ký tự. Mã SKU không bị giới hạn về mặt số lượng hàng hóa và đây cũng chính là điểm liên kết khi bán hàng trên các sàn TMĐT phổ biến hiện nay.
Dễ hiểu hơn, mã SKU đại diện cho một hệ thống mã hóa thông tin sản phẩm, cho phép người quản lý dễ dàng truy xuất mọi dữ liệu cần thiết liên quan đến một mặt hàng cụ thể.
Mã SKU có ý nghĩa gì?
Mã SKU đóng vai trò cực kỳ trọng yếu trong việc quản lý hàng hóa cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những tổ chức có quy mô lớn, việc sử dụng mã SKU cho từng sản phẩm không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu thiết yếu để:
– Tối ưu hóa quá trình quản lý sản phẩm.
– Đảm bảo khả năng truy xuất sản phẩm một cách nhanh chóng khi cần thiết.
– Hỗ trợ việc quản lý và kết nối dữ liệu hàng hóa giữa các kho bãi khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
– Hạn chế rủi ro về việc mất mát hoặc thất lạc hàng hóa.
Như vậy, mã SKU không chỉ là công cụ quản lý hàng hóa thông minh mà còn là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nâng cao khả năng kiểm soát và quản lý sản phẩm của mình.
Cách tạo mã SKU đơn giản cho hàng hóa
Mã SKU cơ bản sẽ bao gồm những thành phần sau:
– Tên nhà sản xuất hoặc tên thương hiệu: Đây là một trong những thông tin giúp cho khách hàng có thể có được những nhận diện đầu tiên về nguồn gốc của sản phẩm. Giúp phân biệt sản phẩm của bạn với những nhà sản xuất hay thương hiệu khác.
– Mô tả sản phẩm: Là những ký tự ngắn như chữ cái đầu về chất liệu (cotton – C, kaki – K, lụa – L, gấm – G…) hoặc hình dáng (dài, ngắn…) hay điểm đặc biệt
– Ngày mua hàng: Là 2 số cuối của năm cùng với ngày và tháng
– Kho lưu trữ: Với doanh nghiệp có nhiều kho hàng, nên đặt ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực địa lý hay theo tên quận, huyện sẽ giúp kiểm kê và tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng hơn
– Kích cỡ sản phẩm: Thường được biểu thị bằng những ký tự chữ cái hoặc số như S,M,L,…
– Màu sắc sản phẩm: Mã hóa màu sắc sản phẩm nên sử dụng chữ cái đầu tiên của màu sắc bằng tiếng anh hoặc tiếng việt như: Xanh (X), Vàng (V),…
– Tình trạng sản phẩm: Phân biệt sản phẩm còn mới hay đã qua sử dụng bằng cách sử dụng các chữ cái như New(N), Used (U),…