Cách viết đơn xin việc đầy đủ dành cho ứng viên

Hiện nay nhiều người chưa biết cách viết đơn xin việc, chính bởi vậy mà đôi khi sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay khi tiếp nhận hồ sơ. Vậy thì bài viết này, để giúp cho các bạn ứng viên có được hồ sơ xin việc tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết đơn xin việc , CV xin việc và thư xin việc.

Hướng dẫn 4 cách để kết nối điện thoại với máy tính
5 Cách làm giá đỗ tại nhà cực kỳ đơn giản
Những mẹo giúp săn vé máy bay giá rẻ phổ biến

cách viết đơn xin việc, đi xin việc, hồ sơ xin việc

1. Cách viết đơn xin việc

Trong hồ sơ xin việc thì đơn xin việc sẽ là thành phần quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần phải có. Trong đơn xin việc thì các ứng viên sẽ cần phải có được những phần cơ bản nhất.

  • Kính gửi: ghi chi tiết thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc là bộ phận tiếp nhận hồ sơ, trong đó có tên của doanh nghiệp hoặc công ty bạn muốn ứng tuyển.
  • Họ và tên: ghi đầy đủ họ, họ đệm và tên của bản thân đúng theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước, toàn bộ đều là chữ in hoa.
  • Ngày tháng năm sinh: ngày tháng năm sinh được ghi đầy đủ cả ngày – tháng – năm, thông tin trùng khớp với sổ hộ khẩu hoặc chứng minh thư.
  • Địa chỉ cư ngụ: ghi rõ địa chỉ đang sinh sống bao gồm số nhà, tên đường/phố, tên xã/phường, tên quận/huyện, tên thành phố/tỉnh.
  • Chứng minh thư nhân dân: ghi đầy đủ dãy số ID trên chứng minh thư, kèm theo đó là nơi cấp và ngày cấp.
  • Trình độ văn hóa: ghi rõ cấp bậc tốt nghiệp như là đại học, cao đẳng, trung cấp… trong trường hợp tốt nghiệp THPT thì ghi là 12/12.
  • Trình độ ngoại ngữ: ghi thông tin về các ngoại ngữ mà mình biết kèm theo trình độ dựa trên thang điểm 10.
  • Trình độ chuyên môn: ghi ra chuyên ngành, nghề mà mình đã theo học, là chuyên môn chính và thế mạnh của bản thân.
  • Xác nhận thông tin: có con dấu hoặc chữ ký xác thực của cơ quan có thẩm quyền tại nơi bản thân đang sinh sống.
cách viết đơn xin việc, đi xin việc, hồ sơ xin việc

2. Cách viết CV xin việc

Trong hồ sơ xin việc thì chúng ta cần phải có CV xin việc nữa. CV là một tài liệu để giới thiệu về những thông tin như kinh nghiệm trong công việc, trình độ học vấn, các thông tin về bản thân mình liên quan tới công việc. Hiện nay trên mạng có rất nhiều website cho phép tạo CV online, mỗi website hoặc mẫu CV lại khác nhau. Tuy nhiên thì dù thế nào trong CV cũng luôn cần có đầy đủ các phần cơ bản sau.

  • Thông tin cá nhân: bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc…. Những thông tin này được để lựa chọn ứng viên dựa theo các tiêu chí về độ tuổi, địa điểm, có thông tin để liên hệ khi cần thiết, cũng như là hiểu rõ hơn về ứng viên.
  • Trình độ học vấn: đây sẽ là phần điền thông tin về bằng cấp, chứng chỉ, cấp bậc tốt nghiệp của bạn. Thông qua đây phần nào nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực của bạn. Tất nhiên bằng cấp không phải là tất cả, thế nhưng nó cũng có một phần tác dụng để đánh giá năng lực.
  • Trình độ làm việc: nơi trình bày về những nghề nghiệp hoặc là nơi bạn đã từng làm việc, thể hiện được kinh nghiệm trong công việc của bạn. Thông qua phần này nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá thêm được phần nào đó về khả năng trong công việc của bạn.
  • Kỹ năng cá nhân: nơi ghi ra những kỹ năng liên quan tới chuyên môn, các kỹ năng cá nhân phục vụ cho công việc. Đây sẽ là phần mà nhà tuyển dụng quyết định được chuyên môn hay kỹ năng của bạn có phù hợp với công việc hoặc là doanh nghiệp hay không.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: sẽ là mục tiêu ngắn hạn hoặc là dài hạn, mong muốn của bản thân mình trong công việc, tham vọng của mình… Điều này giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn điều gì và cũng phần nào ảnh hưởng tới việc bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không?
  • Sở thích cá nhân: phần này chỉ là để giúp cho nhà tuyển dụng hiểu thêm về tính cách của ứng viên mà thôi. Mặc dù phần sở thích không quá quan trọng trong công việc thế nhưng nó cũng giúp phần nào hiểu được ứng viên là người như thế nào.
  • Thông tin tham khảo: một số các giải thưởng, thành tích cá nhân, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bản thân đã tham gia, dự án digital marketing đã từng làm… đều cần có người đối chứng. Thông tin tham khảo chính là các thông tin liên hệ của những người đối chứng.
cách viết đơn xin việc, đi xin việc, hồ sơ xin việc

3. Cách viết thư xin việc

Sau khi đã biết được cách viết đơn xin việc và CV thì chúng ta cần phải gửi chúng tới nhà tuyển dụng. Trong trường hợp gửi trực tiếp thì cần cho vào bộ hồ sơ và tới doanh nghiệp, thế nhưng hiện nay đa số mọi người đều lựa chọn gửi hồ sơ thông qua hòm thư điện tử. Vậy thì khi gửi qua hòm thư, chúng ta cần phải viết thư xin việc như thế nào?

  • Mở đầu thư: luôn là phần dùng để gửi lời chào tới cá nhân hoặc đơn vị doanh nghiệp mà mình muốn ứng tuyển. Lời chào cần thể hiện sự trân trọng và lịch sự để tạo ra ấn tượng ban đầu.
  • Giới thiệu: vẫn cần phải có giới thiệu về tên, tuổi của bản thân mình, đây là quy tắc lịch sự cơ bản, hơn nữa cũng là để nhà tuyển dụng biết ai là người gửi thư cho họ.
  • Nguyên nhân gửi thư: đề cập tới mục đích mà bạn gửi thư cho doanh nghiệp, trong trường hợp này sẽ là gửi thư để xin việc (ví dụ: em gửi thư này vì muốn ứng tuyển vị trí….).
  • Nội dung chính: giới thiệu sơ lược về bản thân mà có liên quan tới công việc (kinh nghiệm làm việc, có chuyên môn phù hợp với doanh nghiệp….).
  • Xin được ứng tuyển: xin phép công ty hoặc doanh nghiệp cho phép bản thân ứng tuyển vào vị trí mong muốn, kèm theo đó là đơn xin việc và CV được đính kèm.
  • Phần kết thư: nếu ra mong muốn của bản thân, cùng với đó là lời cảm ơn chân thành để nhà tuyển dụng có được hảo cảm với người ứng tuyển.

Hãy lưu ý rằng, thư gửi qua email không nên quá dài bởi vì đa số thông tin đều đã có trong đơn xin việc và CV đính kèm. Vậy cho nên thư cần phải ngắn gọn, xúc tích, chủ yếu là tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng để họ mở hồ sơ của mình lên và đọc mà thôi.

Với một số thông tin về cách viết đơn xin việc trên bài viết, mong rằng có thể giúp cho các bạn ứng viên hoàn thành được hồ sơ xin việc một cách trọn vẹn nhất, từ đó ứng tuyển vào vị trí công việc như mong muốn. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết này nhé!