Cúng giao thừa cần những gì? Những điều cần lưu ý khi cúng giao thừa

Vào ngày lễ giao thừa hằng năm, mâm cúng giao thừa là một trong những phần quan trọng, mang ý nghĩa và không thể thiếu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc mâm cúng giao thừa cần những gì và được thực hiện như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này, Tung Tăng xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Lễ Giao thừa (Lễ Trừ tịch)

Lễ Giao thừa (hay Lễ Trừ tịch), là khoảnh khắc giây phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ Trừ tịch mang ý nghĩa để lại những cái xui cũ và bắt đầu một năm mới tươi đẹp, đầy đủ và bình an.

Theo dân gian, mỗi năm sẽ có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian. Sau đó, hết năm ông này bàn giao cho ông khác, thế nên người ta sẽ làm lễ cúng tiễn ông cũ và đón chào ông mới. Vì vậy, ngày lễ Trừ Tịch còn có ý nghĩa chính là trừ khử ma quỷ và được tiến hành cúng ở ngoài trời giúp việc “lễ trừ khử tà ma” trở nên linh thiêng hơn.

Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Cúng giao thừa cần những gì?

Lễ cúng giao thừa bao gồm 2 lễ, mỗi lễ sẽ có mâm cỗ cúng riêng đó là: Lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. 

Cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời còn được gọi là lễ cúng tiễn vi thần cựu vương hành khiển của năm cũ đi và đón ông mới về. 

Trong mâm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm: gà trống tơ luộc (hoặc thủ lợn), bánh chưng, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, đèn hoặc nến, một chiếc mũ chuồn hàng mã, rượu, trà. 

Mâm lễ được đặt ở hướng Bắc (Thượng Đế) hoặc hướng Đông (Thiên Tử) và tất cả các đồ cúng phải được chuẩn bị đầy đủ, bê ra trước giờ giao thừa. 

Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Cúng giao thừa trong nhà

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, đây là lễ cúng Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà). Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà bao gồm những thứ tương tự như mâm cúng giao thừa ngoài trời, điểm khác biệt sẽ là bỏ mũ chuồn và có nhiều gia đình thêm các món chè.

Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng miền, mâm cỗ cúng giao thừa sẽ có sự khác nhau. Đối với miền Bắc, mâm cỗ cúng sẽ có đầy đủ các món mặn. Đối với miền Nam có thể đơn giản hơn khi mâm cỗ cúng ngũ quả, nến (2 cây), lư hương, dừa tươi đã chặt sẵn (1 quả), giấy tiền vàng, hoa cúc vạn thọ.

Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Mâm cỗ cúng giao thừa của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Mâm cúng giao thừa miền Bắc 

Đối với miền Bắc, mâm cơm cúng giao thừa gồm những món ăn truyền thống theo số lượng là 4 bát, 4 đĩa. Tuy nhiên, đối với mâm cỗ cúng lớn số lượng sẽ tăng lên 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, bao gồm:

  • Đĩa thịt gà luộc
  • Bát mọc
  • Bát miến nấu lòng gà
  • Bát bóng nấu thập cẩm
  • Bát móng giò hầm măng
  • Đĩa nem
  • Đĩa nộm
  • Đĩa hành muối
  • Đĩa bánh chưng
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa giò xào.
Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Mâm cúng giao thừa miền Trung

Với mâm cúng miền Trung, thường sẽ bao gồm các món truyền thống và không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, bao gồm:

  • Bát miến
  • Đĩa ram
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Đĩa chả Huế
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa thịt đông
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Đĩa cá chiên
  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa dưa món,…
Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Mâm cúng giao thừa miền Nam 

Đối với miền Nam, mâm cúng giao thừa có sự đơn giản hơn, gồm đèn, hương thắp, đèn, bánh mứt, trà, trái cây, hoa,… và các món đơn giản, quen thuộc như:

  • Củ kiệu
  • Chả giò
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Dưa giá
  • Bánh tét ăn kèm củ kiệu
  • Canh măng tươi
  • Gỏi tôm thịt,…
Cúng giao thừa cần những gì, Cúng giao thừa, Cúng giao thừa cần gì

Những lưu ý khi cúng giao thừa

  • Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời, sau khi thực hiện đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ, thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà sau.
  • Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền và địa phương, mâm cỗ cúng sẽ khác nhau, tuy nhiên đều có đầy đủ những thứ cơ bản như: hoa quả, trà rượu, hương, đèn, muối gạo, xôi,…
  • Ngoài ra, vào đêm cúng giao thừa, mọi người trong gia đình cần phải hòa thuận với nhau, tránh cãi vã, to tiếng, làm đổ vỡ đồ vật,…
  • Theo quan niệm người xưa, không nên soi gương vào đêm giao thừa, vì người ta cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, khiến cả năm gặp điều không may.
  • Nên chuẩn bị mâm cúng một cách tươm tất tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chuẩn bị sơ sài, qua loa cho có nhé!
Đánh giá bài viết này nhé!