Hiện nay vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ Digital Marketing là gì cho nên bị nhầm lẫn với Online Marketing. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, giải đáp một số thắc mắc liên quan tới Digital Marketing.
Làm sao để mở bàn phím ảo trên Windowns 10?
Hữu Phỉ là gì? Top bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc 2020
Giải đáp các thắc mắc khi mua bảo hiểm xe máy online
Mục lục:
- 1. Digital Marketing là gì?
- 2. Digital Marketing gồm những gì?
- 3. Các chiến lược trong Digital Marketing là gì?
- 4. Digital Marketing là làm gì?
- 5. Có cần kỹ thuật để làm Digital Marketing không?
- 6. Có cần học chuyên ngành để làm Digital Marketing không?
- 7. Làm Digital Marketing nên bắt đầu như nào?
- 8. Nên bắt đầu tập trung hay toàn diện?
- 9. Phân biệt Digital Marketing và Online Marketing
- 10. Công cụ nào được sử dụng trong Digital Marketing?
1. Digital Marketing là gì?
Đầu tiên đó là khái niệm Digital Marketing là gì? Digital Marketing là một hình thức marketing mà trong đó các hoạt động chủ yếu sử dụng internet để làm công cụ cho việc trao đổi thông tin với nhau. 3 yếu tố là điểm nhấn của hình thức Digital Marketing đó chính là:
- Sự tương tác đối với khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng thông qua kỹ thuật số.
- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số.
2. Digital Marketing gồm những gì?
Mặc dù định nghĩa về Digital Marketing có thể sẽ khác nhau đối với mỗi người, các công cụ và nền tảng được sử dụng cũng sẽ khác nhau thế nhưng có 7 nền tảng chính được sử dụng trong Digital Marketing đó là:
- Nền tảng website trực tuyến.
- Hình thức quảng cáo trực tuyến.
- Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
- Các công cụ tìm kiếm trực tuyến.
- Ứng dụng mobile hoặc là game.
- Hòm thư điện tử.
3. Các chiến lược trong Digital Marketing là gì?
Tất nhiên là chiến lược được sử dụng sẽ phụ thuộc vào đơn vị vận hành và thực hiện. Thế nhưng toàn bộ đều sẽ được quy về 2 chiến lược mà chúng sẽ bổ trợ cho nhau đó là kéo – đẩy.
- Chiến lược kéo: là những hình thức được sử dụng mà đơn vị vận hành sẽ chủ động tiếp cận khách hàng như là quảng cáo, banner, những tin nhắn gửi tới hòm thư, email marketing. Qua đây thì đơn vị vận hành sẽ tiếp cận được tới khách hàng để quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chiến lược đẩy: ngược lại với chiến lược kéo thì chiến lược đẩy sẽ là hình thức mà khách hàng lại là người chủ động tìm kiếm tới sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể hơn đó chính là những fanpage, các từ khóa trên công cụ tìm kiếm, truy cập vào blog hay website….
4. Digital Marketing là làm gì?
Digital Marketing là một phần trong marketing, chính bởi vậy mà công việc của Digital Marketing chính là tiếp cận khách hàng thông qua việc thiết lập kịch bản, thực hiện kế hoạch, đo lường hiệu suất và lặp lại các quá trình này. Tuy nhiên thì trên đây là công việc của marketing nói chung, với Digital Marketing thì các công việc này được thực hiện bởi kỹ thuật số.
5. Có cần kỹ thuật để làm Digital Marketing không?
Theo như lý thuyết thì để làm Digital Marketing sẽ không cần phải có quá nhiều kỹ thuật mà cần phải có tư duy chiến lược tốt. Tuy nhiên thì nếu như có thêm được kiến thức về lập trình, code… thì sẽ là lợi thế cực kỳ lớn. Ngoài ra thì các thuật ngữ hay kiến thức cơ bản khác cũng cần phải có như là SEO, SEM, Adwords, CPC, CPM, CPA….
6. Có cần học chuyên ngành để làm Digital Marketing không?
Để làm Digital Marketing thì không bắt buộc phải học chuyên ngành bởi trong Digital Marketing cũng có nhiều mảng khác nhau như là SEO, SEM, Adwords…. Tuy nhiên thì mặc dù không học chuyên ngành, thế nhưng bạn sẽ cần phải có quá trình học về Digital Marketing bằng cách tìm hiểu thông tin, thực tập, làm việc thực tế để có kiến thức.
Có thể nói là bạn không học chuyên ngành, nhưng trong quá trình học tập và làm việc bạn có thể xem lẫn vào đó là học hỏi về Digital Marketing. Bạn cũng có thể học chuyên ngành tại những trung tâm chuyên nghiệp để có được kiến thức chuyên sâu, còn việc có học chuyên ngành marketing hay không thì là không bắt buộc.
7. Làm Digital Marketing nên bắt đầu như nào?
Digital Marketing được chia ra làm nhiều kênh khác nhau và đối với người mới bạn sẽ cần phải bắt đầu từ một kênh nhỏ. Cụ thể hơn là bạn hãy tìm hiểu về SEO, SEM, Adwords, Social Media… Đây đều là những kênh chủ đạo trong Digital Marketing, sau khi đã học và thành thạo về 1 kênh rồi thì bạn có thể mở rộng ra để học hỏi về nhiều kênh Digital Marketing khác nữa.
8. Nên bắt đầu tập trung hay toàn diện?
Làm Digital Marketing tập trung vào 1 kênh nghĩa là bạn sẽ chuyên sâu về kênh đó và có được “tay nghề” cao hơn. Tuy nhiên thì nếu biết toàn diện về nhiều kênh khác nhau bạn sẽ vận dụng và dùng nhiều kênh để bổ trợ cho nhau được, mang lại hiệu quả lớn. Đối với việc học thì nên bắt đầu từ một kênh, rồi sau đó mới tìm hiểu tới những kênh khác còn lại.
Bạn có thể lựa chọn ra 1-2 kênh phù hợp nhất để làm chủ đạo, thế mạnh của bản thân mình, các kênh khác bạn sử dụng để bổ trợ. Ví dụ như SEO và Google Adwords thường đi với nhau, bạn có thể lựa chọn SEO làm chủ đạo và Google Adwords để bổ trợ cho SEO.
9. Phân biệt Digital Marketing và Online Marketing
Online Marketing chính là một phần ở trong Digital Marketing. Cụ thể hơn thì SEO, SEM, Adwords… là thuộc về Online Marketing và Online lại thuộc vào Digital Marketing. Thế nhưng trong Digital Marketing lại còn có Game Content, Ebook Content, Email Marketing, Mobile Marketing, Video Content….Chính bởi vậy mà có nhiều người bị nhầm lẫn giữa Online Marketing và Digital Marketing.
10. Công cụ nào được sử dụng trong Digital Marketing?
Để thực hiện Digital Marketing một cách tốt nhất thì chúng ta sẽ cần phải sử dụng những công cụ. Các công cụ này một phần để giúp thực hiện cho công việc, một phần lại là mang tính chất hỗ trợ mà thôi. Nếu như làm Digital Marketing và đặc biệt là những người mới thì nên biết tới các công cụ với tác dụng dưới đây:
- Công cụ phân tích và nghiên cứu traffic.
- Công cụ phân tích và nghiên cứu quảng cáo trả phí.
- Công cụ phân tích và nghiên cứu quảng cáo hiển thị.
- Công cụ phân tích và nghiên cứu quảng cáo facebook.
- Công cụ quản lý các trang mạng xã hội.
- Công cụ theo dõi và phân tích mạng xã hội.
- Công cụ giúp cải thiện chất lượng cho website.
- Công cụ hỗ trợ các công việc cần thực hiện hàng ngày.
- Công dụ đo lường, phân tích, A/B testing….
Với toàn bộ những giải đáp thắc mắc trên bài viết, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ được Digital Marketing là gì và có được thông tin hữu ích hơn cho công việc của mình. Chúc các bạn thành công.