Ăn dặm kiểu Nhật – cách xây dựng cho con một chế độ ăn lành mạnh

Để luôn cứng cáp và khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là các em bé phải có được một thói quen ăn uống tốt, lành mạnh. Thực tế là, bạn có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống ngay từ khi bé mới được vài tháng tuổi, chính xác là vào thời kỳ ăn dặm của trẻ. Lựa chọn một phương pháp ăn dặm tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. 

Bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy BLW thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, không chỉ ở Nhật mà còn ở các nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Vậy phương pháp này có gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được cho rằng sẽ giúp con bạn ăn ngon miệng hơn, cải thiện tiêu hóa và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Phương pháp này tôn trọng hương vị nguyên bản của từng thành phần trong bữa ăn của bé. Chúng sẽ được để riêng biệt và không trộn lẫn vào nhau. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị ban đầu của từng loại thức ăn, từ đó kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Thức ăn dặm trong chế độ ăn kiểu Nhật thường ở dạng thô vì người Nhật quan niệm như vậy sẽ kích thích trẻ nhai, nuốt rồi mới cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Việc trẻ phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến trẻ nếm thức ăn ngon hơn.

Hơn hết, khi cho con ăn dặm, các bà mẹ ở Nhật tuyệt đối không ép con ăn. Lý giải điều này, các bà mẹ cho rằng, nếu ép con ăn sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Từ đó bé sẽ sợ ăn hơn. Điều này vừa có thể khiến trẻ cảm thấy ám ảnh trong bữa ăn mà nghiêm trọng hơn là nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sặc thức ăn vào đường thở.

Có nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW?

Gợi ý cho mẹ và bé cách làm thiệp 20/11 siêu đẹp, siêu đơn giản tặng cô giáo

Có nên dùng dầu dừa cho trẻ em?

Cách thực hiện theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến món ăn cho con. Đó cũng là phương pháp giúp bé sớm làm quen với thức ăn đặc. Khi bé nhai và nuốt thức ăn đặc, nó sẽ kích thích sự phát triển cơ hàm của bé.

Trong trường hợp trẻ đã biếng ăn, bạn không nên ép trẻ ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày cho bé. Đảm bảo rằng chúng vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. 

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay bất kỳ phương pháp ăn dặm nào khác đều phải đảm bảo đầy đủ các thành phần: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Về độ đặc của thức ăn, bạn nên chế biến khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. 

ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Về cơ bản, ăn dặm kiểu Nhật có thể hiểu đơn giản là:

– Cho trẻ ăn dặm sớm với nhiều loại thức ăn.

– Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn ở dạng đông lạnh, cho vào ngăn mát tủ lạnh đến một tuần, sau đó mỗi bữa sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.

– Cho bé ăn những món riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau như cách ăn dặm truyền thống.

– Luôn tôn trọng sở thích và mong muốn của trẻ.

Từ những thực tế trên, chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp này, vì vậy ăn dặm kiểu Nhật cho bé đang là sự lựa chọn của nhiều mẹ, với hi vọng giúp con khỏe hơn.

Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Dưới đây là các nguyên tắc chính của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: 

– Thức ăn nhẹ

– Cân đối dinh dưỡng đủ 3 nhóm thức ăn: tinh bột – đạm – vitamin.

– Sự cân bằng dinh dưỡng giữa thức ăn đặc và sữa mẹ.

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ.

– Không ép bé bú

– Nên cho bé ngồi vào ghế một cách nghiêm túc.

– Không sử dụng những thứ gây xao lãng như TV, điện thoại hoặc đồ chơi trong khi cho bé bú.

– Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.

– Không so sánh khả năng ăn của trẻ với các bé khác.

Các giai đoạn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Các bữa ăn dặm kiểu Nhật được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (từ 5-6 tháng tuổi)

Đây được xem là giai đoạn bé làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy, yêu cầu thức ăn cho bé ở giai đoạn này nhuyễn mịn, bạn có thể nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 (1 phần gạo, 10 phần nước).

Ngoài cháo loãng rây mịn thì giai đoạn này bé có thể ăn các loại rau củ được hấp chín mềm, ví dụ như cà rốt, bí đỏ…hoặc các loại trái cây mềm như đu đủ chín, chuối chín.

Lưu ý là do trẻ chỉ mới tập ăn nên mỗi ngày bạn chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa ăn dặm kiểu Nhật, mỗi bữa ăn từng ít một, để trẻ ăn theo nhu cầu.

ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Giai đoạn 2 (từ 7-8 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn mà bé biết dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Vì vậy, thức ăn của trẻ nên được ninh nhừ và nghiền nhuyễn. Các mẹ có thể nấu cháo sánh hơn chút với tỉ lệ (1: 7). Sau khi nấu xong vẫn phải dùng rây lọc để xay nhuyễn.

Ở giai đoạn này, thực đơn ăn dặm của bé có thể bổ sung thêm các thực phẩm như trứng gà thịt, cá diêu ​​hồng, dưa chuột, nấm. 

Giai đoạn 3 (từ 9-11 tháng tuổi)

Giai đoạn này, bé có thể nhai thức ăn một cách từ tốn, chậm chạp. Vì vậy, khi chế biến, mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé có thể nhai bằng nướu. 

Lúc này, có thể nấu cháo với tỷ lệ 1: 5 (1 gạo và 5 nước), và cho bé ăn thêm các thực phẩm khác như tôm, thịt heo, bò, gà, bún, miến…

ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Giai đoạn 4 (từ 1 tuổi trở lên)

Ở giai đoạn 1 tuổi, các bé thường đã có vài chiếc răng để có thể nhai đồ ăn. Lúc này thức ăn nên được nấu chín mềm, có thể tăng thêm độ đặc và thô. 

Sau 1 tuổi trở đi, bé có thể ăn thêm các loại hải sản như mực, cua, các loại rau củ và cả cơm nát.

Đánh giá bài viết này nhé!