Cách làm đậu hũ tại nhà đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có được những miếng đậu thơm ngon và mát lành để thưởng thức hàng ngày. Nếu tự mình làm thì bạn sẽ đảm bảo được đậu hũ không chứa thạch cao, tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều. Chúng ta hãy cùng theo dõi.
Bước 1: sơ chế Các bạn sẽ cần phải sơ chế những nguyên liệu được dùng để làm đậu. Đối với đậu nành thì cần phải vò thật sạch, sau đó cho nhiều nước vào để ngâm qua đêm hoặc là ngâm tối thiểu là 6 tiếng đồng hồ bởi đậu nành sẽ hút rất nhiều nước thì mới nở ra được. Sau khi đã ngâm xong thì làm sạch bằng cách xả qua nước lành, phần vỏ thì có thể giữ nguyên nhưng nếu bóp bỏ thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
Những hạt đậu mà không thể hút nước hoặc chưa nở ra thì tốt nhất nên loại bỏ bởi chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình xay bằng máy sinh tố. Cho đậu nành vào trong máy xay cùng với một chút nước để xay ra thật nhuyễn. Nếu có thể bạn hãy chuẩn bị cối xay chuyên dụng cho đậu nành, còn nếu không thì dùng máy xay sinh tố nhưng hãy đảm bảo lưỡi dao cứng và sắc hoặc là đã bỏ các hạt đậu cứng và chưa nở ra ngoài.
Bước 2: nấu nước Sau khi xay xong thì hãy đổ hỗn hợp trên ra một chiếc bát mà đã được phủ vải mỏng. Việc này sẽ giúp cho bạn loại bỏ được bã đậu và chỉ lấy phần nước mà thôi. Nước đậu nành thì bạn hãy đun lên với lửa không quá to trong khoảng 20 phút để nó sôi. Đến khi nước đậu nành sôi thì bạn đổ vào đó phần giấm đã chuẩn bị và khuấy liên tục không ngừng tay. Bạn cũng có thể đổ giấm vào từng chút một, vừa đổ vừa khuấy để không bị vón cục.
Sau khi đã hòa toàn bộ giấm vào trong nước đậu nành thì bạn cũng cần phải cho muối và cốt chanh vào. Lúc này bạn sẽ thấy trong nước đậu sẽ bắt đầu kết lại thành những mảng nhỏ. Bạn hãy dùng một miếng vải mỏng để trải vào khuôn làm đậu, múc từng mảng đậu nành vào trong đó rồi bọc lại cẩn thận. Để đậu được ngon thì vải phải không bị dính, có khả năng thoát nước nhanh.
Bước 3: ép đậu Cuối cùng, hãy sử dụng bất cứ vật nặng nào để đè lên trên miếng đậu để ép toàn bộ nước ra. Vậy là đậu sẽ kết lại thành những miếng trắng rất là đẹp mắt và thơm ngon. Tùy vào quá trình đè nặng hay nhẹ mà miếng đậu cũng sẽ mềm hoặc là chắc. Nếu như đè càng nặng thì đậu sẽ được định hình nhanh chóng, không bị vỡ nát khi dùng. Tới khi nào đậu ở trên khuôn nguội rồi thì mới nên lấy ra để ăn.
Lưu ý khi làm đậu hũ
Đậu hũ rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng cường, giảm các chứng đau đầu… Tuy nhiên thì để đạt được những miếng đậu tốt nhất, thì bạn cần phải lựa chọn đậu nành với chất lượng cao. Hãy ưu tiên cho những hạt đậu mà có màu trắng ngà, màu đều, không có những vết nứt ở trên vỏ, hương thơm hơi béo ngậy và thoảng nhẹ. Hạt phải thật mẩy và cầm chắc tay, kích thước các hạt đều nhau. Tốt nhất là nên dùng đậu được thu hoạch trong khoảng 3 tháng trở lại bởi chúng có nhiều protein.
Nếu bạn muốn làm đậu hũ với số lượng nhiều nhưng vẫn giữ lại được vị béo ngậy đặc trưng, thì trong khi nấu nước đậu hãy cho thêm vào đó một chút bột gạo. Bột gạo không những giúp cho đậu được ngon và thơm hơn mà nếu làm với số lượng nhiều thì nó cũng giúp cho các mảng đậu dễ dàng liên kết lại với nhau hơn, giúp cho đậy không bị vỡ nát trong khi làm, ép đậu được dễ hơn.
Việc lọc nước đậu nành là cực kỳ quan trọng, vì thế mà chúng ta sẽ cần phải lọc thật kỹ, lọc 2-3 lần. Nếu như lọc không kỹ và để cho nước tồn lại ở trong đậu thì quá trình định hình sẽ trở nên khó khăn hơn, miếng đậu không liên kết được với nhau, dễ bị vỡ ra. Đặc biệt là khi gia đình bạn thích ăn đậu chiên thì việc lọc đậu càng nên được thực hiện kỹ càng để lúc chiên không khiến cho đậu bị nát.
Khi làm xong và sử dụng đậu hũ, bạn cũng không nên cắt đậu ra thành các miếng quá nhỏ. Đậu khá là mềm cho nên dễ bị nát khi nấu kỹ. Bạn chỉ nên cắt đậu thành những miếng vuông vừa phải mà thôi. Nếu như là chiên thì có thể để miếng to hoặc cắt ra thành hình chữ nhật có kích thước lớn. Với những miếng đậu chiên giòn, chấm với nước mắm tỏi ớt sẽ cực kỳ tuyệt hảo.
Ngoài ra thì khi chế biến đậu thành nhiều món ăn khác nhau, để được ngon nhất thì hãy luôn ướp nguyên liệu cho đậu. Không trực tiếp cho gia vị vào đậu mà hãy cho gia vị vào một chén nhỏ riêng biệt, sau đó dùng đũa gắp miếng đậu nhúng vào bát gia vị để cho gia vị được thấm đều ở xung quanh. Việc này giúp cho những món ăn từ đậu trở nên đậm đà và thơm ngon hơn.
Trên bài viết là cách chế biến đậu hũ, cũng như là một số mẹo và lưu ý để giúp cho món đậu hũ được thơm ngon hơn khi chế biến. Mong các bạn sẽ sớm làm được đậu hũ tại nhà để thưởng thức với cả gia đình. Chúc bạn thành công.
Cách làm trứng ngâm tương đậm đà thơm béo chuẩn vị Hàn Quốc
Trứng ngâm nước tương là một món ăn khá thú vị, có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, món ăn này đã tạo nên một cơn sốt đối với các tín đồ yêu ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực của xứ sở kim chi.
Trứng ngâm tương với màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến bạn bị chinh phục ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Dù là một món ăn ngoại nhập nhưng trứng ngâm tương lại có nguyên liệu và cách làm rất đơn giản, gần gũi với người Việt Nam.
Sau đây, mời bạn cùng Tung Tăng vào bếp và thực hiện món ăn hấp dẫn này nhé.
Trứng gà rửa cho sạch bụi bẩn. Trong trường hợp bạn sử dụng trứng lấy ra tử tủ lạnh thì nên để trứng bên ngoài cho trứng hết lạnh mới đem luộc.
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Tỏi, hành tím thái mỏng.
Ớt tươi để nguyên quả hoặc thái lát tùy thích.
Hành tây lột vỏ, thái hạt lựu.
Bước 2: Việc luộc trứng tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, yêu cầu và cũng chính là điều quan trọng tạo nên hương vị của món trứng ngâm tương đó là trứng gà không luộc chín hẳn mà chín lòng đào để giữ được vị béo đặc trưng.
Thời gian lý tưởng để luộc trứng lòng đào là khoảng 6 – 7 phút. Khi trứng chín, vớt ra cho ngay vào tô nước đá, chờ trứng nguội rồi mới bóc vỏ.
Bước 3: Nấu nước tương ngâm trứng
Pha hỗn hợp nước ngâm trứng gồm có: 250ml nước lọc, 200ml nước tương, 2 thìa canh đường, 1 thìa canh rượu trắng. Khuấy đều hỗn hợp trên sau đó đổ vào nồi, bật bếp đun sôi đến khi đường tan hết. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp là phần nước tương để ngâm trứng đã hoàn thành.
Chờ phần nước tương nguội bớt, bạn cho tiếp phần hành tây, hành lá, tỏi, ớt, hành tím và mè rang vào trộn đều.
Sau đó xếp trứng vào hộp hoặc hũ thủy tinh sạch có nắp đậy. Đổ hỗn hợp nước tương vào sao cho ngập trứng, ngâm khoảng 8 tiếng để trứng ngấm gia vị là có thể ăn được.
Yêu cầu thành phẩm:
Trứng ngâm tương có nàu nâu vàng bắt mắt. Khi xẻ đôi quả trứng thấy lòng trắng vừa chín tới, giòn mềm còn lòng đỏ dẻo sệt, nước tương sóng sánh, thơm ngon.
Khi ăn cảm nhận hương vị béo ngậy của trứng hòa quyện cùng vị mặn ngọt của nước tương cùng mùi thơm nhẹ của hành, tỏi và chút cay của ớt tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện thành công ngay lần đầu
Bánh bông lan là một món bánh được rất nhiều người yêu thích với vị mềm xốp, ngọt dịu và thơm mùi sữa. Bánh bông lan phù hợp với mọi đối tượng và có thể sử dụng như một món ăn sáng hoặc ăn nhẹ vào bữa xế.
Mọi người thường nghĩ phải có lò nướng mới làm được bánh bông lan. Sự thật là ngoài sử dụng lò nướng như cách làm thông thường thì bạn hoàn toàn có thể làm bánh bông lan bằng chiếc nồi cơm điện quen thuộc trong căn bếp của mình.
Sau đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện cực kỳ đơn giản.
Bước 1: Đầu tiên, bạn tách riêng lòng trắng và lòng đỏ, cho vào 2 tô khác nhau.
Trong tô lòng trắng, bạn dùng máy đánh trứng (nếu không thì có thể sử dụng phới lồng) ở tốc độ chậm đánh bông lòng trắng trứng. Đến khi thấy trứng nổi bọt khí thì bạn dừng lại thêm vào 1 ít muối và vài giọt nước cốt chanh. Tiếp tục đánh bông trứng bằng máy đánh trứng ở tốc độ nhanh. Đến khi lòng trắng trứng bông sánh mịn tạo thành chóp mềm là được.
Bước 2: Với tô lòng đỏ trứng, bạn cho sữa tươi, dầu ăn, đường và vani vào. Dùng phới lồng đánh nhẹ hỗn hợp trên đến khi thấy hỗn hợp sánh đặc là được.
Lần lượt rây bột mì và bột bắp vào tô hỗn hợp trứng, quậy đều theo chiều kim đồng hồ cho hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Trộn hỗn hợp lòng trắng và lòng đỏ lại với nhau
Lấy ⅓ lượng hỗn hợp lòng trắng cho vào âu lòng đỏ sau đó trộn nhẹ nhàng. Thao tác trộn là trộn từ dưới lên trên, theo cùng 1 chiều. Lần lượt làm hết hỗn hợp lòng trắng đến khi tạo thành một hỗn hợp mà vàng nhạt là đạt.
Bước 4: Nướng bánh
Để bánh không bị dính và có thể dễ dàng lấy bánh ra khỏi nồi cơm điện, bạn quết một lớp mỏng dầu ăn (hoặc bơ) vào đáy và thành nồi.
Sau đó, từ từ đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi cơm điện, gõ nhẹ nồi xuống mặt bàn để các bọt khí vỡ đi và bề mặt bánh được bằng phẳng.
Bật nồi cơm ở chế độ cook để nướng bánh, khi nồi cơm chuyển sang chế độ Warm thì đợi 10 phút rồi bật lại chế độ Cook lần 2. Khi nồi cơm nhảy sang chế độ Warm lần 2 thì để yên bánh trong nồi khoảng 15-20 phút.
Bạn có thể kiểm tra xem bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu rút tăm ra mà không dính bột thì bánh đã chín và bạn có thể thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh chín vàng đều, mềm, tươi xốp, có vị ngọt diu và thơm mùi sữa, trứng. Chúc các bạn thành công.
Cách làm mì xào không hề khó, chỉ với 10 phút là chúng ta đã có ngay được món mì xào tuyệt hảo để thưởng thức. Nguyên liệu để làm mì xào cũng cực kỳ đơn giản bởi vì mì thì ở đâu mà chẳng có. Nếu như bạn đã quá chán với món mì tôm úp hoặc nấu, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi khẩu vị với món mì xào thơm ngon ngay nào.
Những nguyên liệu sử dụng cho món mì xào rất đơn giản, bạn có thể tìm mua tạo các tiệm tạp hóa, chợ ở xung quanh. Dưới đây sẽ là nguyên liệu cần chuyển bị cho khẩu phần 1 người ăn.
Mì tôm: 1 gói.
Rau cải: 1 bó.
Rau ngò: 1 bó.
Thịt bò: 100g.
Đường, hành tím, hạt tiêu, tỏi….
Nước mắm, mì chính, nước tương, dầu ăn…
Dầu hào, tương ớt….
Xoong nồi, nước sạch, dao thớt, chảo…
Rau cải bạn có thể lựa chọn rau cải thìa, cải canh…. hoặc là rau bất kỳ nào khác mà bạn yêu thích. Dầu hào và tương ớt thì là những gia vị không cần thiết mà dựa theo sở thích của bạn, ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị thêm trứng ốp, hải sản…. để món ăn thơm ngon hơn.
2. Sơ chế nguyên liệu
Để làm món mì xào, chúng ta sẽ cần phải sơ chế qua nguyên liệu trước khi bắt đầu nấu. Đối với thịt bò thì bạn nên thái thật mỏng, sau đó cho vào một chiếc bát tô để thêm vào gia vị gồm một chút nước tương, 1 thìa dầu ăn để giúp cho thịt được mềm hơn, hành tím và tỏi giã nhỏ, hạt tiêu xay cùng một thìa đường.
Bạn hãy lấy một chiếc xoong có kích thước vừa phải, đổ vào trong đó lượng nước đủ để trần mì mà thôi. Sau khi trần mì xong thì bạn lại thay nước đi, đun sôi lên để luộc rau cải cho tới khi nào chúng chín mềm là được. Bạn cũng có thể xào rau cải nếu như thích tuy nhiên như vậy thì món mì xào sẽ hơi nhiều dầu mỡ đôi chút.
3. Cách làm mì xào
Bước 1: Các bạn bắc chảo lên trên bếp, mở lửa vừa phải, đập dập tỏi và hành để phi lên cho có mùi thơm. Khi nào có mùi thơm hoặc hành tỏi được thì bạn cho thịt bò vào để xào. Lúc xào thịt bò thì bạn cần phải mở lửa to lên, đảo thịt bò thật nhanh trong khoảng 2 phút. Thịt bò chỉ cần chín tới thì bạn tắt bếp và đổ chúng ra một chiếc bát riêng.
Bước 2: Vẫn sử dụng chiếc chảo đã xào thịt bò, bạn cho thêm vào đó chút dầu ăn nếu như đã hết, cho rau cải đã luộc sơ qua vào để xào, tới khi nào rau chín thì bỏ ra một chiếc bát riêng. Nếu như bạn xào rau cải từ đầu thì món ăn sẽ rất nhiều dầu mỡ, tuy nhiên luộc trước rau và dùng chảo xào thịt bò để xào rau thì sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Bước 3: Tiếp tục lại cho một chút dầu ăn vào trong chiếc chảo, sau đó đổ mì vào để xào, cho thêm vào đó chút nước để mì không bị quá khô, nêm nước mắm, đường, muối và nước tương vào. Sau một lúc thì mì sẽ cạn nước và hơi xoăn lại là được, tùy vào sở thích mà bạn có thể đảo cho chúng khô lại đến mức độ phù hợp.
Bước 4: Cho phần thịt bò đã xào vào trong chảo mì, hạ lửa xuống thật nhỏ, đảo một lúc thì cho một phần rau cải vào và nêm lại gia vị lần cuối cùng cho hợp khẩu vị. Cuối cùng đó là cho mì xào ra một chiếc đĩa, dùng rau ngò trang trí lên bên trên giúp món ăn trở nên đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể ăn với tương ớt hoặc nước tương theo sở thích.
4. Lưu ý khi làm mì xào
Bạn thấy đó, cách làm mì xào cực kỳ đơn giản phải không nào? Lúc này bạn sẽ có thể truy cập Netflix để xem những bộ phim yêu thích mà lại có ngay một đĩa mì xào để thưởng thức, thật là tuyệt vời. Thế nhưng để giúp cho món ăn hoàn hảo hơn, bạn vẫn nên có một số lưu ý đấy nhé.
Trong quá trình sơ chế thịt bò, các bạn không nên rửa thịt bò quá kỹ bởi chúng sẽ khiến cho thịt bị trôi mất các chất dinh dưỡng.
Món mì xào có thể được ăn nóng hoặc là để nguội, thậm chí là cho vào tủ lạnh để làm mì lạnh, thế nhưng ăn nóng thì sẽ ngon hơn đấy.
Để giúp cho thịt bò được mềm hơn, khi ướp gia vị vào thịt bò thì bạn đừng quên thêm vào đó một chút dầu ăn nhé.
Nhiều người có thói quen dội nước lạnh qua mì sau khi trần, thế nhưng với mì tôm thì không cần làm vậy bởi mì sẽ bở hơn.
Khi xào thịt bò thì chỉ nên xào chín tới mà thôi, đừng xào chín quá hoặc xào quá lâu bởi thịt bò sẽ dai hơn và khó ăn hơn.
Để làm mì xào thì bạn có thể lựa chọn bất cứ loại mì tôm nào, thế nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người mì giấy miliket sẽ là phù hợp nhất.
Bạn có thể làm thêm trứng ốp để thành món mì xào trứng, thêm tôm/mực… để làm món mì xào hải sản nếu như muốn.
Trong các công đoạn làm mì xào, dù là xào mì, xào thịt, xào rau đều cần phải thêm dầu ăn, vậy nên hãy cẩn thận kẻo món ăn quá nhiều dầu mỡ nhé.
Bạn thấy sao? cách làm mì xào cực kỳ dễ dàng đúng không? Với 10 phút bạn đã có được món ăn tuyệt hảo để thưởng thức, thay đổi khẩu vị rồi đó. Chúc bạn thành công.