Sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số đưa ta tới gần hơn với khái niệm công nghệ AI, hay còn được gọi với cái tên trí tuệ nhân tạo. Vậy công nghệ AI là gì? Cùng blog Tung Tăng tìm hiểu về công nghệ AI trong bài viết này!
Trí tuệ nhân tạo là gì và được sử dụng ra sao?
Công nghệ Inverter là gì? Có nên mua thiết bị sở hữu công nghệ Inverter?
Tư vấn chọn mua nồi cơm điện mini chất lượng tốt, bền đẹp
Công nghệ Ai là gì?
Công nghệ Ai (Artifical Intelligence) hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo chính là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ, học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Quá trình này sẽ bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định) và tự sửa lỗi. Những ứng dụng đặc biệt của Ai bao gồm cả các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác của máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hay chữ viết).
Công nghệ Ai xuất hiện lần đầu tiên bởi John McCarthy – một nhà khoa học máy tính của Mỹ, vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Hiện nay, công nghệ Ai là một thuật ngữ mà trong đó bao gồm tất cả những thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, công nghệ Ai đã dần trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhờ Dữ liệu lớn (Big Data). Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của các dữ liệu với công nghệ phần cứng phát triển ngày một mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ Ai với tốc độ nhanh chóng.
Các loại công nghệ Ai
Phân theo mức độ phức tạp, chúng ta có thể phân công nghệ Ai thành 4 loại cơ bản như sau:
Loại 1: Công nghệ Ai phản ứng (Reactive Machine)
Công nghệ Ai phản ứng là công nghệ mà máy có thể phân tích được những động thái khả thi nhất của mình và đối thủ, sau đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Ví dụ điển hình nhất cho công nghệ Ai phản ứng này chính là chương trình tự động chơi cờ vua Deep Blue do IBM tạo ra. Chương trình này đã đánh bại được kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov bằng cách xác định nước đi của đối thủ để từ đó đưa ra những nước đi thông minh hơn. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt công nghệ những năm 90 đã không cho phép Deep Blue có kí ức để lưu trữ lại những kinh nghiệm trong quá khứ để phục vụ việc huấn huyện trong tương lai. Nhưng đây cũng được xem là một thành công lớn của IBM về lĩnh vực Ai.
Không chỉ có Deep Blue, “gã khổng lồ” Google cũng cho ra mắt AlphaGo – chương trình chơi cờ vây. Dẫu vậy, nó vẫn tiếp nối những hạn chế của Deep Blue và vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn.
Loại 2: Công nghệ Ai với bộ nhớ hạn chế
Đây là hệ thống Ai có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Đây đã trở thành một trong những thành công lớn trong lĩnh vực này khi ứng dụng chúng thành công trong một số lĩnh vực như: Xe không người lái, tài ngầm hiện đại, máy bay drone,…
Công nghệ này đã khắc phục được ít nhiều hạn chế của công nghệ Ai phản ứng bởi chúng có thể sử dụng những kinh nghiệm lưu trữ trong quá khứ để phán đoán được các tình huống xảy ra trong tương lai.
Ứng dụng của công nghệ Ai này thể hiện rõ nét trên sản phẩm xe không người lái với nhiều cảm biến xung quanh xe, cảm biến ở đầu xe để tính toán khoảng cách của xe với xe phía trước. Công nghệ Ai này sẽ phán đoán được nguy cơ có thể xảy ra va chạm hay không để từ đó điều chỉnh được tốc độ xe, đảm bảo độ an toàn, tránh những tai nạn giao thông không đáng có.
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đẩy nhanh sự phát triển của Ai. Các “ông lớn” công nghệ liên tục chạy đua và đưa ra những Ai có thể học hỏi và có suy nghĩ riêng rồi áp dụng những kiến thức đó để thực hiện một số công việc cụ thể.
Công nghệ này đã được Facebook áp dụng để hỗ trợ giao tiếp kỹ thuật số được tốt hơn. Tuy nhiên, sự “biến đổi” đáng kinh ngạc của các Ai này đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của đội ngũ Facebook nên buộc họ phải dừng hoạt động Ai này. Bởi thế, công nghệ Ai về trí tuệ nhân tạo vẫn chưa phải là phương án khả thi trong thời gian hiện tại
Loại 4: Công nghệ Ai tự nhận thức
Đây được xem là bước tiến và phát triển cao nhất của Ai và tất nhiên vẫn chưa khả thi tại thời điểm này. Công nghệ Ai tự nhận thức có thể hoàn toàn nhận thức về bản thân của nó, hành xử và biểu đạt cảm xúc như con người
Hiện tại, công nghệ Ai vẫn đang chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ 3, nơi mà con người vẫn cố gắng để kiểm soát hoàn toàn trí tuệ nhân tạo để ứng dụng chúng vào trong cuộc sống.
Ứng dụng công nghệ Ai trong cuộc sống hàng ngày
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, không ít các công ty đã bắt đầu chú ý và áp dụng nhiều hơn đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình quản lý và sản xuất. Tiêu biểu như:
Lĩnh vực sức khoẻ
Ai góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và giảm đi các chi phí điều trị. Nói đến công nghệ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất phải kể tới IBM Watson – nó có khả năng hiểu được các ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi lại các câu hỏi khi được yêu cầu. Hệ thống này khai thác dữ liệu từ bệnh nhân và nguồn dữ liệu có sẵn khác để tạo ra các giả thuyết.
Ai tích hợp trong lĩnh vực sức khoẻ
Áp dụng Ai trong kinh doanh
Ai có thể giúp các doanh nghiệp áp dụng lên robot những tác vụ lặp đi lặp lại. Thuật toán Machine Learning sẽ được tích hợp trên nền tảng phân tích và CRM về có các thông tin và phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các chatbots cũng được các doanh nghiệp tích hợp trên trang web để cung cấp dịch vụ tư vấn đến khách hàng 24/7. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí mà còn tối ưu được cả trải nghiệp của khách hàng.
Ai trong giáo dục
Công nghệ Ai sẽ tự đông phân loại, giúp cho người làm giáo dục tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể. Ai có thể đánh giá và xếp loại sinh viên theo nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, Ai cũng có thể hỗ trợ cả việc làm gia sư, đảm bảo cho học sinh có hướng đi đúng.