Nếu bạn đang tìm hiểu và lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp cho con mình thì chắc chắn bạn đã nghe qua phương pháp ăn dặm BLW (tự chỉ huy).
Đây là một phương pháp ăn dặm tuy còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã nhận được nhiều đánh giá và phản hồi tốt từ các mẹ bỉm sữa.
Vậy bản chất của phương pháp ăn dặm BLW là gì và có nên cho trẻ ăn dặm BWL không?
Mục lục:
Khái niệm:
Đúng như tên gọi, phương pháp ăn dặm BLW (tự chỉ huy) là phương pháp ăn mà trẻ được quyền chủ động, kiểm soát hoạt động ăn của mình. Trẻ có thể ăn bao nhiêu và bất cứ thứ gì mà trẻ muốn.
Phương pháp ăn dặm BLW nói không với các loại thực phẩm xay nhuyễn như ngũ cốc, cháo mà thay vào đó, cha mẹ sẽ tập cho trẻ ăn các thức ăn thô.
Mục tiêu của phương pháp BLW là thúc đẩy sự phát triển tự lập của trẻ bằng cách cho trẻ tự kiểm soát việc ăn uống của mình. Trẻ sẽ tự mình đưa thức ăn vào miệng chứ không phải được bố mẹ đút thức ăn nhuyễn bằng thìa. Em bé sẽ học cách nhai thức ăn “thật” thay vì chỉ nuốt thức ăn nhuyễn. Đây cũng là một cách khuyến khích trẻ khám phá và thoải mái trong việc thưởng thức thức ăn.
Có nên dùng dầu dừa cho trẻ em?
Top 4 loại hạt tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Có nên uống sữa hạt mỗi ngày? 5 loại sữa hạt tốt nhất cho sức khỏe?
Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm BLW:
Ăn dặm BLW chỉ thực sự hiệu quả khi bố mẹ hiểu và áp dụng đúng những nguyên tắc sau đây:
Chỉ cung cấp thức ăn đã nấu chín, cắt nhỏ cho trẻ, không đút cho trẻ ăn.
Khi ăn dặm, tư thế ngồi rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cũng như là hiệu quả bữa ăn. Bạn nên tập cho bé ngồi thẳng lưng và quay mặt về phía bàn ăn.
Chỉ cho bé ăn dặm BLW khi trẻ tỉnh táo, khỏe mạnh. Không ép trẻ ăn khi trẻ đang quấy khóc, mệt mỏi, buồn ngủ.
Để trẻ tự quyết định số lượng và loại thực phẩm mà trẻ muốn ăn. Mẹ không nên can thiệp vào bữa ăn của trẻ.
Về thức ăn: Nên bắt đầu bằng các thức ăn thô, mềm như củ quả luộc chín, cắt nhỏ. Nên tránh các loại củ nhiều bột như khoai tây, khoai lang…vì khiến trẻ bị nghẹn.
Không nên cho trẻ ăn các món có hại cho hệ tiêu hoá của trẻ như đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, những món ăn nhiều đường, muối,…
Có nên áp dụng chế độ ăn dặm BLW không?
Để biết rằng mình có nên áp dụng chế độ ăn dặm cho trẻ hay không thì bạn nên tìm hiểu những ưu và nhược điểm của phương pháp này trước khi đưa ra quyết định.
Ưu điểm
Với phương pháp ăn dặm BLW bạn sẽ tập cho bé ăn uống có giờ giấc, ăn thành từng bữa giống như người lớn (với điều kiện là thức ăn được cắt thành kích cỡ phù hợp để giảm nguy cơ bị sặc). Điều này sẽ tốt cho sự phát triển xã hội của bé và gắn kết gia đình.
BLW giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi chuẩn bị bữa ăn cho bé. Bạn không cần lích kích nhiều đồ đạc, nấu chín rồi xay nhuyễn thức ăn. Bạn chỉ cần lấy thức ăn mà bạn chuẩn bị cho cả gia đình, cắt nhỏ ra cho phù hợp với trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh có thể chủ động kiểm soát tốc độ ăn của mình. Nếu không muốn ăn hoặc ăn đủ no, trẻ sẽ dừng lại. Không bị ép nhanh như phương pháp ăn dặm truyền thống.
Với việc sử dụng tay (hoặc thìa) để tự xúc thức ăn sẽ giúp bé phối hợp tốt hoạt động của tay và mắt. Mặt khác, việc bé được chủ động khám phá kết cấu và màu sắc của món ăn sẽ giúp bé yêu thích những món ăn hơn, đón nhận bữa ăn với một tâm thế thoải mái.
Nhược điểm
Trẻ có thể bị nghẹn. Tuy không phải mọi trường hợp đều như thế nhưng thật sự là những bà mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm BLW đều lo sợ điều này, thậm chí là ít nhiều đã 1 lần “thót tim” khi con bị nghẹn.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro này thì đầu tiên trẻ phải có kĩ năng ngồi vững khi bắt đầu ăn dặm.
Một đống hỗn loạn! Bạn nghĩ rằng con bạn – một đứa trẻ sáu tháng tuổi có thể ngồi tự ăn hết đĩa thức ăn một cách gọn gang, sạch sẽ?
Không bao giờ! Với phương pháp ăn dặm BLW bạn sẽ phải chấp nhận tình trạng trẻ làm rơi vãi thức ăn ra quần áo, đổ xuống sàn nhà, thậm chí là bôi đầy thức ăn lên đầu, lên mặt…
Tin vui là tình trạng lộn xộn có thể được giảm bớt theo thời gian và quá trình luyện tập.
Với phương pháp này, mặc dù bé có thể chủ động việc ăn uống, bố mẹ cũng tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên bạn phải chấp nhận là trẻ có thể không ăn được nhiều như mong muốn, trẻ có thể chỉ thích ăn một số thứ, liên tục làm rơi vãi đồ ăn, kết quả là trẻ có thể không được cung cấp đủ lượng chất sắt cần thiết từ chế độ ăn uống của mình.