Ngày Đông chí năm 2022 là một thời điểm quan trọng trong năm, đánh dấu giai đoạn giữa mùa Đông và thời tiết trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt. Năm nay, ngày Đông chí rơi vào ngày nào? Cùng Blog Tung Tăng tìm hiểu nhé!
1. Nguồn gốc của ngày Đông chí có từ đâu?
Do vị trí địa lý cũng như ảnh hưởng của sự giao thoa văn hoá trong suốt nhiều năm, ngày Đông chí của người Việt Nam cũng tương tự như ngày Đông chí của người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ nông lịch (hay còn được gọi là Âm lịch).
Ngày Đông chí theo âm lịch
Dựa theo sự vận hành của mặt trời, mặt trăng cùng với các vì sao trên bầu trời để kết hợp cùng với quy lật Âm – Dương. Người xưa đã nhận ra rằng một năm có 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mỗi mùa bao gồm 6 tiết khí, tổng cộng một năm có 24 tiết khí trong đó có 8 tiết khí chính là Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí.
8 tiết này được ra đời theo lịch cổ đại của Trung Quốc và tên của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa mới và là thời điểm kết thúc một mùa. Đông chí (hay còn gọi là Tết Đông chí) là tiết cuối cùng trong một năm và ngày Đông chí chính là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp cho người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của năm tiếp theo.
Theo như sử sách Trung Quốc ghi lại trong thời đại phong kiến, vào ngày này vua chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày. Còn các gia đình thường dân sẽ quây quần ăn uống bên nhau và múa hát để ăn mừng.
Ngày Đông chí năm 2022 là ngày nào?
Ngày Đông chí thường không rơi vào một ngày cố định nhưng đó nhất định là một ngày trong tháng 11 Âm lịch. Theo lịch dương, Đông chí thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 – 22/12 và kết thúc khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu, thường rơi vào ngày 5 – 6/1 của năm Dương lịch tiếp theo.
Đông chí năm nay rơi vào ngày 21/12 dương lịch
Năm 2022, ngày Đông chí rơi vào thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2022 Dương lịch, nhằm ngày 29 tháng 11 năm 2022 Âm lịch.
Trong ngày này, mặt trời sẽ hợp với dường tiếp tuyến của chí tuyến Nam theo một góc 90 độ. Chính vì thế, bán cầu nam sẽ chịu tác động từ mặt trời nhiều nhất, do vậy thời gian ban ngày trong ngày dài nhất và thời gian ban đêm là ngăn nhất. Ở nửa kia của bắc bán cầu thì lại ngược lại, thời gian ngày sẽ ngắn nhất và thời gian đêm dài nhất.
Những điều lưu ý khi Đông chí đến
Ngày Đông chí chính là thời điểm giữa mùa Đông, cũng chính là thời điểm thời tiết có nhiều chuyển biến nên bạn cũng cần chú ý trong việc thay đổi lịch sinh hoạt hằng ngày để giúp thích nghi với những hiện tượng thời tiết trong giai đoạn này.
Trời nồm chính là đặc trưng của ngày Đông chí
Đông chí chính là thời điểm đánh dấu khoảng thời gian nhiệt độ môi trường xuống thấp khiến cho người già, trẻ nhỏ, người có sức khoẻ kém dễ bị ốm. Bởi vậy khi vào Đông chí, bạn nên chú ý mặc ấm và ăn uống, tập luyện rèn luyện sức khoẻ, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng. Người già mắc những bệnh về xương khớp có thể bổ sung thêm những thực phẩm chức năng và ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
Khi đến ngày Đông chí, hiện tượng thời tiết trời nồm khiến cho sàn nhà, tường nhà,… thường xuyên trong thời gian ẩm ướt, tích nước trên bề mặt gây nguy hiểm và bất tiện trong quá trình sinh hoạt.
Nếu sàn nhà thường xuyên bị nồm thì bạn có thể trang bị thêm máy hút ẩm để cân bằng lại độ ẩm trong nhà, tránh tình trạng sàn nhà trơn trượt gây nguy hiểm hoặc có thể sử dụng robot hút bụi lau nhà để sàn nhà luôn được khô ráo, không tốn quá nhiều công sức.
Thời tiết trời nồm cũng khiến cho quần áo phơi lâu khô hơn, bị bám mùi ẩm mốc. Để khắc phục tình trnagj này, bạn có thể dùng máy sấy hoặc dùng tủ sấy quần áo chuyên dụng để làm khô quần áo nhanh hơn.
Một số lưu ý về phong thuỷ không nên làm trong những ngày này bạn cũng có thể tham khảo như: Cậu tự, cầu phúc, ăn hỏi, đính hôn, cưới giả, giải trừ, động thổ, chữa bệnh, đổ mái, sửa bếp, khai trương, nạp tài, giao dịch, mở kho, xuất hàng, cải táng, an táng,…