Mẫu hợp đồng cho thuê nhà là tài liệu pháp lý quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê và bên thuê nhà. Tuy nhiên, trước khi đặt bút kí vào bản hợp đồng này, bạn nên chú ý đọc kỹ điều khoản để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Trong bài viết này, Blog Tung Tăng sẽ chia sẻ đến các bạn mẫu hợp đồng thuê nhà đầy đủ, chính xác và mới nhất, cùng với đó là 3 lưu ý trước khi đặt bút kí kết hợp đồng.
Những điều cần biết trước khi ký kết hợp đồng lao động
Mẫu giấy giới thiệu chuẩn nhất 2020 dành cho các cơ quan, doanh nghiệp
Cách điền thông tin trong mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn nhất
Hợp đồng cho thuê nhà là gì?
Hợp đồng cho thuê nhà là một dạng cụ thể của hợp đồng cho thuê tài sản, là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người cho thuê nhà với người đi thuê nhà. Theo đó, bên cho thuê sẽ có nghĩa vụ giao nhà ở cho bên thuê, bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền theo thoả thuận có trên hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng cho thuê nhà có những đặc điểm pháp lý sau:
- Hợp đồng cho thuê nhà là hợp đồng song vụ: Sau khi kí kết hợp đồng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Tương ứng với quyền của bên cho thuê nhà là nghĩa vụ của bên thuê và ngược lại, tương ướng với quyền của bên thuê nhà là nghĩa vụ cảu bên cho thuê nhà ở. Bên cho thuê nhà giao cho bên đi thuê sử dụng theo đúng cam kết đã được kí kết và phải trả tiền thuê nhà. Bên thuê nhà có quyền yêu cầu bên cho thuê sưuar chữa những hư hỏng lớn của nhà ở đang cho thuê.
- Hợp đồng cho thuê nhà ở là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền thuê nhà hàng tháng mà bên thuê nhà phải trả là khoản đền bù. Khoản tiền thuê sẽ được trả theo thoả thuận của đôi bên. Nếu như thuê nhà của nhà nước thì giá trị tiền thuê nhà sẽ do nhà nước quy định.
- Hợp đồng cho thuê nhà là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản: Bên thuâ nhà có quyền sử dụng nhà cho thuê vào mục đích để ở theo thời gian nhất định đã được cam kết từ trước với bên cho thuê hoặc theo quy định của pháp luật.
Làm rõ tính pháp lý trước khi tiến hành thuê nhà
Điểm lưu ý đầu tiên khi thuê nhà chính là bạn nhất thiết phải làm rõ vấn đề pháp lý trước khi đặt cọc hoặc ký vào hợp đồng. Bởi đã không ít trường hợp xảy ra lừa đảo, mạo danh chủ nhà để lừa lấy tiền đặt cọc hoặc cho thuê của người đi thuê. Khi bạn đã xác định được rõ ràng về vấn đề pháp lý và chắc chắn sẽ không xảy ra các rủi ro lừa đảo mất tiền thì mới tiến hành những bước tiếp theo của quá trình thuê nhà.
Một số vấn đề về pháp lý bạn có thể kiểm tra như:
- Kiểm tra người đứng tên trên hợp đồng có phải là chủ nhà hay không bằng cách kiểm tra giấy tờ sở hữu nhà đất có phải là tên họ không.
- Trong trường hợp chỉ đi thuê nhà trọ (giá trị hợp đồng nhỏ), bạn có thể tham khảo và hỏi những người đang ở trọ tại đó xem chắc chắn người cùng bạn kí kết hợp đồng có phải chủ hay không.
- Trong trường hợp chủ nhà cho thuê nhà thuê lại, bạn nên yêu cầu được xem hợp đồng của họ cùng với giấy tờ nhà đất để biết chắc chủ nhà đồng ý cho bên thứ 3 thuê lại.
Những vấn đề về pháp lý có thể gặp trong hợp đồng cho thuê nhà:
- Thuê lại của người cho thuê nhà rồi chia nhỏ ra cho thuê lại hoặc cho thuê nhà lại với giá cao hơn để chênh lệch khi không được chủ nhà đồng ý. Trường hợp này nếu như bị chủ nhà phát hiện sẽ có thể không đồng ý cho thuê, dẫn đến việc tranh chấp với chủ thể mà bạn đã thanh toán tiền thuê nhà.
- Tiến hành làm hợp đồng với người không phải là chủ sở hữu nhà ở. Rất nhiều trường hợp lừa đảo đã xảy ra khi kẻ lừa đảo lợi dụng chủ nhà không ở chung với khu nhà cho thuê, đóng giả làm chủ nhà để lấy tiền thuê rồi bỏ trốn.
- Một số trường hợp gặp chủ nhà cho thuê với những điều kiện lắt léo trong hợp đồng, sau đó căn cứ vào đó để thông báo bạn vi phạm hợp đồng, không cho thuê nữa và chiếm đoạt số tiền bạn đã đặt cọc.
Đọc kỹ tất cả những điều khoản trong hợp đồng trước khi kí
Trước khi bạn đặt bút kí vào hợp đồng cho thuê nhà, nên lưu ý cần tìm hiểu kĩ các điều khoản trong hợp đồng, các yêu cầu để đưa ra những yêu cầu chỉnh sửa, thay đổi cho hợp lệ với các thoả thuận của cả 2 bên để đảm bảo tính công bằng trong giao dịch, tránh trường hợp rủi ro, tranh chấp và những rắc rối sau này. Cần lưu ý những điều sau trong nội dung hợp đồng:
- Kỳ hạn thuê nhà: Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực trong vòng bao nhiêu, ngày/tháng/năm phải thật sự rõ ràng.
- Ngày có hiệu lực của hợp đồng cho thuê dọn vào và ngày hết hạn thuê nhà phải trả.
- Thời gian ân hạn không phải trả tiền nhà nếu bạn cần sửa chữa trước khi dọn vào ở. Lúc này bạn cần hỏi trước ý kiến của chủ nhà, sau đó chủ động xin phép chủ nhà không tính phí thuê nhà trong những ngày đó.
- Những điểm cần chú ý trước ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà: Gia hạn hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà, chi phí bồi thường, sửa chữa, thay mới nếu như người thuê làm hỏng các đồ đạc, cơ sở vật chất trong nhà.
- Điều khoản phá vỡ hợp đồng cho phép 1 trong 2 bên có quyền lợi chấm dứt hợp đồng sau một thời gian nhất định hoặc khi 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng.
- Lưu ý những điều khoản mà chủ nhà không cho phép thực hiện (nếu có).
- Soạn thảo mẫu biên bản bàn giao tài sản để hai bên cùng kiểm tra, giao nhận với nhau rõ ràng, minh bạch trước khi ký hợp đồng chính thức.