Phim Đất rừng Phương Nam: Những điểm mới so với bản truyền hình

Phim điện ảnh Đất rừng phương Nam đã ra mắt màn ảnh rộng với những thước phim đẹp mỹ mãn về vùng đất Nam Bộ thông qua hành trình đi tìm người cha của cậu bé An. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh bản điện ảnh, song đây là một bộ phim làm sống lại ký ức của hàng triệu người, những người đã luôn dành tình cảm đặc biệt cho bộ phim truyền hình bất hủ “Đất Phương Nam” trước đây.

Xem thêm bài viết liên quan

Bẫy ngọt ngào: Tác phẩm điện ảnh Việt Nam táo bạo, kịch tính và tình cảm đáng xem nhất 2022

Nhà Không Bán (2022): Ngôi nhà kỳ quái và những linh hồn bí ẩn

Chìa khóa trăm tỷ (2022): Phim hài Tết đậm chất Việt hot nhất hiện nay

*Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim

Đất rừng Phương Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết lừng danh cùng tên

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi, bộ phim điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng phải vượt qua cái bóng rất lớn của “người anh” bản phim truyền hình bất hủ “Đất Phương Nam. Bên cạnh lấy cảm hứng từ tiểu thuyết gốc, bản điện ảnh kế thừa nhiều từ bản phim truyền hình, song nội dung độc lập với các tình tiết và nhân vật cũng mang màu sắc mới mẻ hơn.

Điểm khác biệt lớn nhất có thể nói nằm ở bối cảnh miền Tây Nam bộ thập niên 1920 – 1930, trong khi bối cảnh của tiểu thuyết gốc là sau năm 1945. Ngoài ra, nhiều tuyến nhân vật mới được phát triển, đồng thời lại thu hẹp đất diễn của một số vai chính.

Đất rừng Phương Nam, phim Đất rừng Phương Nam, Đất rừng Phương Nam bản điện ảnh, lịch chiếu Đất rừng Phương Nam

Bản điện ảnh Đất Rừng Phương Nam được kế thừa nhiều từ bản truyền hình

Bản điện ảnh Đất Rừng Phương Nam kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. Do mồ côi mẹ từ nhỏ, An phải tha phương về phương Nam để tìm lại cha ruột. Trong quá trình tìm cha, An đã chứng kiến nhiều mảnh đời lầm than, ngang trái, những vất vả mà người dân phải hứng chịu dưới ách đô hộ của thực dân Pháp xâm lược. Trong hành trình phiêu bạt này, cậu may mắn gặp đường Cò – người bạn đồng hành luôn yêu thương và giúp đỡ mình.

Ý chí đồng lòng kháng Pháp được khai thác đậm nét

Các hội kín trong Đất Rừng Phương Nam hoạt động độc lập, khi gặp nhau cần phải dùng mật ngữ, mật hiệu. Nhân vật chủ chốt của một trong số các hội kín là ông Tiều (diễn viên Tiến Luật), ông được miêu tả là một người cương trực, giỏi võ công.

Ông Tiều đã giải cứu Võ Tòng khi anh được giải ra giữa pháp trường, sau đó nhận bao bọc bé An – con trai của tổ chức nghĩa quân Hai Thành. Trong một cảnh phải đối đầu với thực dân Pháp, các thành viên của hội thất bại, bị bắt giết, chỉ còn lại một vài người sống sót và ông Tiều. Ở bản truyền hình, ông Tiều chỉ xuất hiện trong một vài phân cảnh với bé An và bé Xinh.

Đất rừng Phương Nam, phim Đất rừng Phương Nam, Đất rừng Phương Nam bản điện ảnh, lịch chiếu Đất rừng Phương Nam

Nhân vật Xinh có thêm nhiều đất diễn trong Đất Rừng Phương Nam

Ngay sau khi bản điện ảnh ra mắt, phân cảnh này nhận về nhiều tranh cãi từ phía khán giả vì cho rằng tình tiết này “sai lệch lịch sử” và “nâng tầm vai trò của Thiên Địa Hội”, các tên gọi của Việt Minh cũng không được nhắc đến. Ngày 15/10, nhà sản xuất đã họp cùng với Cục điện ảnh để lên phương án chỉnh sửa phim. Thống nhất bỏ tên Thiên Địa hội và Nghĩa Hoà ra khỏi lời thoại, thay bằng tên Chính Nghĩa hội và Nam Hoà đoàn. Những chỉnh sửa này sẽ được trình lên Cục Điện ảnh và chỉnh sửa xong trước ngày phim ra rạp chính thức.

Theo những chia sẻ từ biên kịch Đất Rừng Phương Nam, phim đào sâu tới các hội nhóm chống Pháp vì muốn làm đậm nét hơn nhân vật An – cậu bé đi tìm cha lưu lạc nhiều nơi và tiếp xúc nhiều nhóm nghĩa quân. Để sau này khi trưởng thành, An đứng lên cầm súng và chiến đấu với những lý tưởng đúng đắn vì quê hương, đất nước.

Nhiều tuyến nhân vật được xây dựng với những điểm mới

Điểm khiến nhiều khán giả nuối tiếc nhất chính là nhân vật Cò. Ở bản truyền hình, vai diễn Cò của Phùng Ngọc đã ghi dấu ấn đậm nét với gương mặt thông minh, lanh lợi, sớm trải đời. Cò cũng có nhiều phân cảnh mang sự xúc động đặc biệt như phân cảnh tâm sự cùng An về cảnh mồ côi mẹ, phải lặn lội theo cha để bắt rắn mưu sinh. Trong lòng nhiều khán giả, nhân vật Cò còn để lại nhiều ấn tượng hơn cả An.

Đất rừng Phương Nam, phim Đất rừng Phương Nam, Đất rừng Phương Nam bản điện ảnh, lịch chiếu Đất rừng Phương Nam

Nhân vật Cò trong bản điện ảnh có ít phân cảnh hơn

Nhưng ở bản điện ảnh, nhân vật Cò lại xuất hiện rất ít, chỉ tham gia ở một số cảnh khoe tài bắt rắn hay trêu chọc An. Ngược lại, vai Xinh – con gái của ông Tiều lại được đẩy mạnh hơn. 

Tuyến truyện về Võ Tòng (Mai Tài Phến) cũng bị bỏ ngỏ. Phần giữa phim, nhân vật bị giải ra pháp trường và sau đó được giải cứu. Diễn viên đã lột tả được những phân cảnh cao trào với những thước phim đậm màu sắc võ hiệp qua cảnh phản kháng lại quân lính Pháp. Tuy nhiên, câu chuyện của Võ Tòng cứ thế bị cắt ngang, nhân vật này chỉ xuất hiện lại vào cuối phim, không có lời thoại. Trong phần after-credit, ekip giới thiệu câu chuyện về nhân vật Võ Tòng và Út Trong để gợi mở phần 2.

Bản truyền hình Đất Phương Nam gây ấn tượng cho vai Võ Tòng với tính cách can trường, đôn hậu. Nhân vật này toát lên vẻ hào kiệt trong các phân cảnh chống lại cường hào ác bá. Mối tình của Võ Tòng với Út Trong gây ấn tượng đậm nét trong lòng khán giả khi kết thúc dang dở trong bối cảnh loạn lạc.

Ngược lại, vai của Út Lục Lâm (Tuấn Trần) lại là một sự cải biên lớn khi được nâng cấp thành thứ chính. So với phiên bản của nghệ sĩ Trung Dân thể hiện năm 1997, nhân vật này chỉ là một kẻ lang bạt nhưng có tính cách hào sảng, ít đất diễn nhưng lại mang tới nhiều ấn tượng.

Còn với bản điện ảnh, vai Út Lục Lâm được thể hiện như một người anh của An, giúp cậu bé học cách mưu sinh khi đột ngột mồ côi mẹ. Ban đầu, nhân vật chỉ gắn bó với An vì lòng thương hại. Dần dà, sự chân thành của cậu bé An đã giúp cho Út Lục Lâm cảm nhận được giá trị của tình thân.

Ngoài ra, vai diễn Bác Ba Phi (Trấn Thành) lại gây nhiều tranh cãi cả về phần tạo hình lẫn diễn xuất. Vốn là nhân vật sáng tạo (không có trong tiểu thuyết gốc), bác Ba Phi được yêu mến thông qua lối diễn mộc mạc, dí dỏm của nghệ sĩ Mạc Can trong bản phim truyền hình. Trên màn ảnh rộng, Trấn Thành lại mang về nhiều ý kiến trái chiều khi được đánh giá là không hợp do độ tuổi còn trẻ, phần hoá trang tạo hình nhân vật cũng được cho là khá khiên cưỡng.

Dù đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và phản ứng của khán giả về các tình tiết, sự kiện lịch sử trong phim. Tuy nhiên, dự án điện ảnh Đất Rừng Phương Nam đã làm sống lại ký ứng của hàng triệu khán giả sau hơn 25 năm kể từ ngày bản truyền hình phát sóng. 

Quý khán giả có thể theo dõi phim tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc chính thức từ ngày 20/10/2023

5/5 - (2 bình chọn)