Tăng sức đề kháng cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến mẹ một số cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả nhất.
Có nên dùng dầu dừa cho trẻ em?
Nổi mụn sau phun môi – Nguyên nhân do đâu?
Lưu ngay cách trị rạn da cho bà bầu cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Mục lục:
- 1. Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày
- 2. Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
- 3. Bổ sung các vitamin C cho cơ thể
- 4. Cho bé ngủ đủ giấc cũng giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả
- 5. Bổ sung các loại trái cây mỗi ngày
- 6. Tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống sữa
- 7. Dạy trẻ tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- 8. Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch
- 9. Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch
- 10. Tránh xa khói thuốc, bụi bẩn ô nhiễm
- 11. Giữ vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ
1. Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Chỉ khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì mới loại bỏ được nhiều độc tố ra ngoài cơ thể, nhờ đó tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ phát triển. Với độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, cần cung cấp 200ml – 300ml nước mỗi ngày. Từ độ tuổi 1 tuổi trở lên, trẻ cần bổ sung nước vào cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
2. Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả chính là bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, prebiotic, khoáng chất, kẽm,…Mẹ có thể bổ sung các loại rau xanh đậm, thịt bò, thịt nạc , hải sản, các loại đậu, sữa chua,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển
3. Bổ sung các vitamin C cho cơ thể
Vitamin C từ lâu đã nổi tiếng là “chìa khoá vàng” để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vitamin C có tác dụng tự sản xuất được bạch cầu. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
4. Cho bé ngủ đủ giấc cũng giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả
Ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ hiệu quả. Ba mẹ hãy duy trì thói quen ngủ từ sớm và ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bé khoẻ mạnh, tinh thần luôn thoải mái, thoải sức học tập và vui chơi.
Ngủ đủ giấc giúp trẻ tăng đề kháng
5. Bổ sung các loại trái cây mỗi ngày
Trong trái cây có chứa nhiều loại vitamin C, vitamin D, vitamin E, các khoáng chất và kẽm,… Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khoẻ, giúp tăng cường sức đề kháng, sáng mắt, tăng bạch cầu và làm đẹp da. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong trái cây tươi cũng góp phần giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ em hoạt động khoẻ mạnh.
6. Tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống sữa
Trong sữa mẹ có cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Đây cũng chính là nguồn thức ăn sạch, vô khuẩn đặc biệt tốt nhất dành cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy chắc chắn rằng, trong ít nhất 6 tháng đầu đời, trẻ luôn được bú đủ sữa mẹ.
7. Dạy trẻ tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Ba mẹ nên dành thời gian ít nhất là 30 phút mỗi ngày để hướng dẫn trẻ những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản. Những động tác đơn giản nhưng nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé khoẻ mạnh hơn, giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp:
- Loại bỏ các vi khuẩn có thể có trong đường hô hấp của trẻ, giảm nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cúm
- Giúp các tế bào bạch cầu lưu thông một cách nhanh hơn, từ đó giúp phát hiện và chống lại nhiều bệnh tật hiệu quả
- Ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn xấu
- Hạn chế giải phóng các hormone căng thẳng.
8. Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch
Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần cho trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Việc tiêm vắc xin giúp kích thích cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp:
- Loại bỏ các vi khuẩn có thể có trong đường hô hấp của trẻ, giảm nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cúm
- Giúp các tế bào bạch cầu lưu thông một cách nhanh hơn, từ đó giúp phát hiện và chống lại nhiều bệnh tật hiệu quả
- Ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn xấu
- Hạn chế giải phóng các hormone căng thẳng.
9. Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch
Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần cho trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Việc tiêm vắc xin giúp kích thích cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ nhỏ
10. Tránh xa khói thuốc, bụi bẩn ô nhiễm
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khói thuốc có chứa đến hơn 4.000 độc tố mà hầu hết trong số đó có thể gây ra kích ứng hoặc tiêu diệt những tế bào trong cơ thể trẻ. Do hệ miễn dịch vẫn còn non nớt nên khi tiếp xúc với khói thuốc, trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người lớn.
Những trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên có nguy cơ bị đột tử (SIDS), viêm phế quản, nhiễm trùng tai và bệnh hen suyễn nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc hít phải khói thuốc còn có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ. Chính vì thế, để giúp con trẻ có một sức khoẻ tốt, nếu ba mẹ đang hút thuốc, hãy từ bỏ ngay hôm nay và giữ cho trẻ tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
11. Giữ vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ nói chung và giữ vệ sinh tay nói riêng không giúp tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong nhưng đây lại là biện pháp để đảm bảo rằng trẻ sẽ ít bị cảm lạnh, cảm cúm hơn thông thường, từ đó giúp hệ miễn dịch ít bị tổn hại.
Theo các chuyên gia y tế, trên bàn tay của chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, vi sinh vật gây hại, rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cảm cúm, tả, lỵ, tay chân miệng,… Việc vệ sinh tay được coi là một trong những phương pháp đơn giản và rửa tay với xà phòng để giúp giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp và đặc biệt là bệnh tay chân miệng ở trẻ em.