Blockchain là gì? Tìm hiểu sơ lược về công nghệ Blockchain

Bạn có biết Blockchain là gì không? Đây là công nghệ mà khi xuất hiện nó đã tạo nên một xu hướng trong các lĩnh vực điện tử viễn thông, logistics, tài chính ngân hàng, kiểm toán…. Kiến thức về Blockchain rất nhiều, bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược và những điều cơ bản cần biết về Blockchain.

Giải mã sự hấp dẫn của Train to Busan – Chuyến tàu sinh tử
Gợi ý top 10 bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời đại
Hướng dẫn cách làm kem chuối đơn giản tại nhà

Blockchain, công nghệ Blockchain, Blockchain là gì

Khái niệm Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ chuỗi – khối giúp bảo đảm an toàn cho các dữ liệu bằng cách mã hóa phức tạp, điều này khiến cho việc truyền tải dữ liệu được giám sát chặt chẽ hơn. Bạn có thể tưởng tượng như là một cuốn sổ kế toán tổng hợp của công ty bất kỳ, trong đó chứa toàn bộ mọi thông tin về giao dịch ngang hàng, nơi mà mọi biến động của đồng tiền được ghi lại.

Các khối (block) đều chứa thông tin chi tiết về thời gian khởi tạo, sự liên kết đối với khối trước đó, theo đấy sẽ có những mã dữ liệu giao dịch. Nếu như dữ liệu khi được mạng lưới đồng ý thì chẳng có cách nào để thay đổi được chúng nữa, Blockchain chính là được thiết kế để tránh cho việc sửa đổi, thay đổi, gian lận về các thông tin dữ liệu, đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

Công nghệ Blockchain “3 in 1”

Sở dĩ nói công nghệ Blockchain là 3 in 1 đó là bởi vì Blockchain chính là sự kết hợp của 3 công nghệ khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Mật mã học: giúp bảo đảm được sự vẹn toàn, riêng tư và minh bạch của các dữ liệu. Blockchain sử dụng những hàm (function) và khóa (key) để thực hiện điều này.
  • Mạng ngang hàng: trong mạng thì mỗi một nút đồng thời vừa giống như là client để hoạt động và cũng là server giúp tạo nên backup (bản sao) của ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: trong hệ thống, bất cứ nút nào tham gia thì đều cần phải tuân thủ theo đúng luật, ngoài ra chúng cũng được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Blockchain, công nghệ Blockchain, Blockchain là gì

Hệ thống Blockchain

Hệ thống Blockchain cũng không chỉ có 1 loại mà chúng được chia ra làm 3 loại chính.

Public: đây là hệ thống Blockchain mà bất cứ người nào cũng có quyền can thiệp vào dữ liệu, ghi/đọc dữ liệu. Thông thường thì những quá trình giao dịch có nhiều nút tham gia sẽ sử dụng hệ thống này, ngược lại thì trong trường hợp muốn tấn công vào Public Blockchain sẽ cần phải có rất nhiều công sức, chi phí, thậm chí là không thể làm được.

Private: là hệ thống Blockchain mà người dùng chỉ được phép đọc (read only) chứ không có quyền can thiệp thay đổi dữ liệu, nguyên nhân là bởi quyền ghi sẽ thuộc về một tổ chức có được độ tin cậy lớn. Ưu điểm của hệ thống Private Blockchain đó là có tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh bởi số lượng nút không quá nhiều, ngoài ra thì có thể cho phép 20% nút là gian dối.

Permissioned: Permissioned Blockchain hay còn được gọi là Consortium Blockchain là dạng kết hợp của cả Private và Public, tuy nhiên có thể nó sẽ được bổ sung thêm một số tính năng khác nữa để phù hợp với đơn vị sử dụng. Cụ thể như là đơn vị tài chính liên doanh hoặc ngân hàng sẽ có một hệ thống Blockchain riêng, đó sẽ là Permissioned Blockchain.

Blockchain, công nghệ Blockchain, Blockchain là gì

Các phiên bản Blockchain

Blockchain có nhiều phiên bản khác nhau, được được ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của đơn vị.

Blockchain 1.0: là phiên bản tiền tệ và thanh toán, có ứng dụng chính đó là tiền mã hóa, trong đó bao gồm thiết lập hệ thống thanh toán, kiều hối, chuyển đổi tiền tệ…. Lĩnh vực này rất thân quen đối với chúng ta tới nỗi nhiều khi người dùng có thể nhầm lẫn giữa Blockchain 1.0 và Bitcoin cùng là một.

Blockchain 2.0: là phiên bản tài chính và thị trường, có ứng dụng chính đó là xử lý các tài chính, đưa vào ứng dụng trên thị trường như là các hợp đồng, thỏa thuận, quyền sử hữu, phiếu nợ, chi phiếu, cổ phiếu…. Blockchain 2.0 cũng sẽ giúp cho quy mô của Blockchain được mở rộng hơn.

Blockchain 3.0: là phiên bản thiết kế và giám sát, đưa công nghệ này ứng dụng không chỉ ở trong lĩnh vực liên quan tới tài chính mà mọi lĩnh vực khác nữa như là nghệ thuật, y tế, giáo dục, chính phủ…. Chủ yếu người ta sử dụng để giám sát chặt chẽ sự thay đổi, quản lý những gì mà mình mong muốn.

Blockchain, công nghệ Blockchain, Blockchain là gì

Đặc điểm của Blockchain

Không thể phá hủy: nếu như nói theo lý thuyết để giải mã được Blockchain thì sẽ cần phải sử dụng tới máy tính lượng tử, ngoài ra thì trong trường hợp mà công nghệ Blockchain không còn trên thế giới thì internet toàn cầu cũng không tồn tại và máy tính chỉ là khối sắt vụn mà thôi.

Dữ liệu bất biến: như đã đề cập thì dữ liệu trên Blockchain được bảo vệ an toàn bằng cách không thể sửa đổi, điều này không quá chính xác, nói cách khác thì là dữ liệu có thể sửa đổi thế nhưng chúng sẽ để lại dấu vết và lưu trữ vĩnh viễn.

Bảo mật dữ liệu: việc dữ liệu được bảo vệ không chỉ nằm ở đặc điểm bất biến, mà chúng còn được bảo mật bằng cách phân tán (tạo bản sao backup), điều này giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm lại được dữ liệu một cách nhất quán bất cứ lúc nào.

Tính chất minh bạch: các dữ liệu trên Blockchain sẽ được nhiều người, đơn vị theo dõi bất kể thời điểm hay địa chỉ, cho dù các dữ liệu có sự thay đổi từ nơi này qua nơi khác, lúc này hay lúc khác thì với lịch sử chúng ta vẫn nắm rõ được sự minh bạch của dữ liệu.

Hợp đồng thông minh: đây là một dạng hợp đồng kỹ thuật số, giúp cho hợp đồng có thể được thực hiện một cách tự động mà không cần phải được can thiệp bởi một bên cụ thể nào đó. Nguyên lý hoạt động của hợp đồng đó là nhờ vào đoạn code IFTTT (if-this-then-that).

Ứng dụng của Blockchain

  • Automotive (công nghệ ô tô Automotive).
  • Manufacturing (chế tạo).
  • Tech, Media & Telecommunications (công nghệ, truyền thông và viễn thông).
  • Financial Services (dịch vụ tài chính).
  • Art & Recreation (nghệ thuật và giải trí).
  • Healthcare (chăm sóc sức khỏe).
  • Insurance (bảo hiểm).
  • Retail (bán lẻ).
  • Public Sector (khu vực công cộng).
  • Property (bất động sản).
  • Agricultural (nông nghiệp).
  • Mining (khai thác).
  • Transport & Logistics (vận tải và logistics).
  • Utility (công trình hạ tầng kỹ thuật).

Vậy là chúng ta đã biết Blockchain là gì, cũng như là một số thông tin cần biết khác về công nghệ Blockchain rồi đúng không nào. Bạn còn biết những gì về Blockchain nữa? Hãy đừng ngần ngại chia sẻ để chúng ta cùng nhau trao đổi, có thêm hiểu biết về công nghệ “thần thánh” này ngay nhé. Xin cảm ơn.

5/5 - (1 bình chọn)