Quả hồng châu là một loại quả mọc dại, có tên gọi khá hay và vẻ ngoài rất bắt mắt thế nhưng thực chất đây là một loại quả có chứa độc tố có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những ai ăn phải. Vì thế để đề phòng những trường hợp không may xảy ra thì bạn nên nắm những thông tin dưới đây về quả hồng châu.
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không và có thể phục hồi được không
Virus Adeno và những điều bạn cần biết để phòng tránh bệnh cho con em mình 2022
Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể 2022
Quả hồng châu là quả gì?
Quả hồng châu có tên khoa học là Capparis versicolor Griff, họ Màn màn, còn được biết đến với tên gọi khác là cây ro, mề gà, khua mật mốc quạ, chi pản sloa,… Cây hồng châu thường mọc ở khu vực núi đá như địa phận các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,…, cây thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây thường có màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây hồng châu to gần bằng 2 bàn tay người lớn và có màu xanh đậm.
Quả hồng châu có hình tròn, kích thước to bằng quả trứng gà, vỏ quả có màu xanh nhạt khi còn non và màu tím khi chín. Quả hồng châu khi chín sẽ khá mềm, phần vỏ trơn bóng, nhẵn nhụi và không có lông trên quả. Mỗi một quả hồng châu sẽ có từ 4 đến 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước. Tuy có vẻ bề ngoài vô cùng bắt mắt thế nhưng trong quả hồng châu chứa khá nhiều độc tố vì thế đây không phải là một loại quả có thể ăn được.
Ngộ độc quả hồng châu nguy hiểm như thế nào
Alcaloid là độc tố có trong quả hồng châu, nó nằm chính trong nhân hạt của quả. Alcaloid là một loại độc tố có trong lá ngón và có thế lấy đi tính mạng của người nhiễm chất này một cách nhanh chóng chỉ trong vòng từ 1 đến 7 tiếng kể từ khi nó xâm nhập vào cơ thể.
Alcaloid khi vào cơ thể con người sẽ có tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Khi bị ngộ độc quả hồng châu người bệnh thường sẽ thấy các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, sau đó là các triệu chứng nặng hơn là rối loạn chuyển hóa, lúc mơ, lúc tỉnh, hô hấp kém, đau bụng, đau đầu, tổn thương thị giác, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ dẫm đến nguy hiểm đến tính mạng.
Biện pháp sơ cứu tại chỗ cho người bị nhiễm độc quả hồng châu
Hiện nay chưa có thuốc điều trị giải độc quả hồng châu mà chỉ có điều trị các triệu chứng và điều trị căn nguyên. Chính vì thế mà khi phát hiện người bị nhiễm độc quả hồng châu thì cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chưa kịp thời. Bên cạnh đó, công tác sơ cứu tại chỗ cũng rất quan trọng, trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể tiến hành sơ cứu tại chỗ với các hướng dẫn sau để hạn chế độc tố lan rộng
– Gây nôn ngay lập tức để có thể thải bớt chất độc ra ngoài. Cho người bị trúng độc uống nhiều nước và gây nôn. Có thể sử dụng oresol thay cho nước.
– Cho người trúng độc uống than hoạt tính với liều dùng là 1gam/kg cân nặng người bệnh.
– Nếu người trúng độc có hiện tượng bị hôn mê, co giật thì hãy cho họ nằm nghiêng
– Nếu người trúng độc thở yếu hoặc ngừng thở thì cần tiến hành hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo ngay lập tức.