Phun môi là một trong những công nghệ làm đẹp phổ biến hiện nay. Đây là quy trình đòi hỏi chuyên viên thực hiện phải có tay nghề cao và khách hàng cần tuân thủ đúng cách chăm sóc môi theo quy trình. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp hiện tượng nổi mụn sau phun môi. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách giải quyết ra sao?
Thực đơn tăng cân cho người gầy: Ăn 10 loại thực phẩm sau để cải thiện cân nặng
Thực đơn giảm cân: Đánh bay 8kg mỡ thừa trong 7 ngày với thực đơn sau
Điểm danh các cách trị mụn thâm tại nhà cho bạn làn da rạng ngời
1. Tại sao lại nổi mụn sau phun môi?
Mụn nước ở môi sau khi phun môi là triệu chứng đặc trưng của bệnh mụn rộp (hay còn được gọi là Herpes). Bệnh do virus Herpes simplex-1 gây ra, loại virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể và không hoạt động ngay, chúng chỉ phát triển khi cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, bị sốt hay suy giảm hệ miễn dịch do nhiều yếu tố khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là do khách hàng thực hiện phun môi tại những cơ sở sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, không được sát trùng đầy đủ, mực phun kém chất lượng, tay nghề chuyên viên còn yếu và chế độ chăm sóc không đúng cách của người phun môi.
- Kỹ thuật phun môi cũ, lạc hậu: Những công nghệ phun môi cũ với đầu kim to, hệ thống bơm màu không đều đã dẫn đến các thao tác khó thực hiện. Kim xăm tác động quá mạnh lên lớp biểu bì làm cho môi bị tổn thương, tạo ra những vết hở dẫn đến môi bị sưng, nhiễm trùng, bị nổi mụn nước.
- Thiết bị phun môi không được sát trùng, quy trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng môi sau khi phun bị nhiễm trùng, bỏng rộp và sưng mủ.
- Dùng mực phun không đạt chuẩn, mực bị pha tạp hoá chất dẫn đến môi bị thâm đen, nhiễm trùng nếu như không được xử lý kịp thời.
- Không tuân thủ quy trình vệ sinh, kiêng kem sau phun: Không kiêng những thực phẩm gây sưng sẹo, không vệ sinh môi sạch sẽ, sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thường xuyên thức khuya,… sẽ làm ảnh hưởng đến màu môi, bị nổi mụn sau khi phun môi và khiến môi bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
2. Điều trị và phòng tránh như thế nào?
Về điều trị, người bệnh cần phải dùng thuốc kháng virus và khi khỏi bệnh, bạn cần tránh việc bị stress, hạn chế đi lại, thức khuya và tránh xa nguy cơ nhiễm khuẩn khác để tránh tái phát bệnh. Trong trường hợp bệnh tái phát quá 6 lần/năm, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ thì cần phải dùng thuốc dự phòng.
Số bệnh nhân nhiễm virus Herpes càng gia tăng và hiện tượng bị nổi mụn sau phun môi khá phổ biến. Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau rát, khó chịu và đặc biệt làm mất tự tin, gây mất thẩm mỹ.
Hiện số người mang virus Herpes trong cuộc sống rất cao, khi gặp điều kiện thích hợp chung sẽ phát triển thành bệnh và tăng nguy cơ lây nhiễm. Điều kiện để cho virus xuất hiện và xâm nhập chính là bị tổn thương ở môi (khô, nứt nẻ, chấn thương,…), chấn thương răng, miệng, sốt, cảm cúm, những bệnh nhiễm trùng, kinh nguyệt, mang tai, suy nhược cơ thể, stress, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư,…).
Bởi vậy, bạn cần lưu ý không tiếp xúc trực tiếp vào vùng da đang bị tổn thương, không hôn, sờ, chạm, quan hệ tình dục,… không dùng chung đồ dùng ca nhân (bàn chải, khăn lau mặt, khăn tắm, ly uống nước, chén, thìa, son môi,…). Cũng không trang điểm khi đang bị mụn rộng hay có những vết lở. Khi bị bệnh cần đi khám và tuân thủ những phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên xem nhẹ các phương pháp làm đẹp đơn giản mà chủ quan dẫn tới “tiền mất tận mang”. Để đảm bảo an toàn, bền, đẹp, bạn nên lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, có chuyên môn cao và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ, thay kim xăm để phòng tránh tối đa những rủi ro có thể xảy đến.