Những câu đối tết là điều không thể thiếu vào những ngày tết. Ngoài những cây hoa mai hoa đào, đèn hoa đẹp mắt thì các câu đối xuân, đối tết cũng là một phần đặc trưng, được nhiều người sử dụng vào ngày tết để chào đón năm mới với nhiều điều may mắn. Vậy thì cụ thể câu đối tết là gì? Nguồn gốc có từ đâu và ý nghĩa của chúng như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ.
Penthouse: Cuộc chiến thượng lưu phần 2 cùng với những nhân vật mới
Những món ngon ngày tết đặc trưng tại các vùng miền
Top 10 phim 18+ Nhật Bản hay nhất bạn không nên bỏ qua
Mục lục:
1. Câu đối tết là gì?
Câu đối tết, câu đối xuân, liễn tết, xuân liên… đều là chỉ về những câu nói thuộc vào thể loại văn học biền ngẫu. Lúc này thì câu đối sẽ có ít nhất là hai vế đối với nhau, thể hiện tình cảm, quan điểm hoặc là suy nghĩ của con người đối với những sự việc khi dịp tết đến. Đây là truyền thống đã có từ rất lâu đời, được dùng để mang lại nhiều may mắn hơn trong năm mới.
Câu đối tết xuất hiện nhiều tại truyền thống đón tết của những người châu Á, Đông Á nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Thông thường thì các câu đối tết sẽ được viết trên những tờ giấy hồng điều, chữ viết có màu kim ánh vàng hoặc là bằng mực đen. Một số trường hợp đặc biệt thì câu đối tết được dùng giấy dát vàng để viết. Nội dung của câu đối tết rất đa dạng, thế nhưng chúng đều mang ý nghĩa chúc cho mọi người có được sự may mắn và an lành vào năm mới.
2. Nguồn gốc của câu đối tết
Vào thời nhà Chu tại Trung Quốc thì cứ mỗi khi ngày tết đến, mọi gia đình đều sẽ dùng hai tấm bùa được làm từ gỗ cây anh đào để treo ở trước cửa nhà, hai tấm bùa này còn được gọi là “đào phù”. Bên trên đào phù sẽ ghi Thần Đồ và Uất Lũy vốn là tên của hai vị thần chuyên thu phục ác ma. Điều này sẽ giúp cho mọi nhà xua tan đi được âm khí, tà ma ở trong nhà khi năm mới đến, từ đó mà có được nhiều may mắn hơn vào năm sau.
Cho đến thời Ngũ Đại thì thay vì ghi tên hai vị thần chúng đã được đổi sang thành các câu đối. Dựa theo Tống Sử – Thục Thế Gia có ghi chép lại rằng Chương Tốn vốn là học sĩ, đã được Mạnh Sưởng – Hậu thực chủ lệnh phải viết 2 câu đối lên trên đào phù. Vậy là từ đó mà câu đối đầu tiên trong lịch sử đã được ra đời, nội dung của câu đối là: “Tân niên nạp dư khánh – Gia tiết hiệu trường xuân”, nếu như dịch sang nghĩa tiếng Việt thì là: “Năm mới thừa phúc lành – Tết đẹp mãi trường xuân”
Kể từ khi câu đối đầu tiên này xuất hiện, bởi vì ý nghĩa của nó mà có nhiều nước thuộc vào châu Á đã áp dụng theo và bắt đầu vào thời nhà Tống thì việc viết lên những câu đối vào ngày tết đã trở nên cực kỳ phổ biến. Khi thời nhà Minh đến thì các câu đối này không còn được gọi là đào phù nữa mà chuyển sang gọi là xuân liên. Ngày nay thì phục tục này đã được hưởng ứng và áp dụng trên nhiều quốc gia tại châu Á như là Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Nếu như nói tại Việt Nam thì cho tới thời nhà Trần việc viết câu đối tết mới trở nên phổ biến. Các câu đối không những có ý nghĩa mong rằng năm mới gặp được nhiều sự may mắn, mà nó còn thể hiện trí tuệ văn học của những người viết. Giữa những món ngon ngày tết, cả gia đình ngồi sum vầy cùng với hai hàng câu đối tạo nên không khí cực kỳ đặc trưng.
3. Ý nghĩa của việc treo câu đối ngày tết
Vậy thì ý nghĩa của việc treo câu đối ngày tết là gì? Theo như truyền thống thì các cấu đối sẽ được viết ở trên những tờ giấy có màu đỏ hoặc là màu hồng đào, nguyên nhân là bởi đây đều là các màu rực rỡ và theo quan niệm thì những màu sắc này sẽ mang lại sự may mắn. Chính bởi vậy mà câu đối sẽ là lời cầu chúc về sự may mắn, hạnh phúc trong cả năm mới.
Ngoài ra thì đây cũng chính là một nét văn hóa trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam, hướng mọi người tới sự hoàn hảo “chân-thiện-mỹ”. Chữ được dùng để viết câu đối thì đa dạng như là chữ quốc ngữ, chữ nôm, chữ Hán hoặc Hán-Việt…. Nét chữ phải thật sắc nét, thể hiện được khí chất của người viết, nội dung của câu đối thì lại nói lên lời chúc và trí tuệ của người viết lên câu đối.
Mặc dù không phải ai cũng có điều kiện về vật dụng, hiểu biết để viết được câu đối tốt, thế nhưng khi ngày tết đến thì chúng ta có thể đi mua, xin câu đối từ những thầy đồ. Câu đối tết cũng được dùng để làm quà tặng ý nghĩa giữa mọi người với nhau thay cho lời chúc mỗi khi dịp tết đến.
4. Xu hướng viết câu đối ngày tết
Như đã nói thì việc viết câu đối tết rất đa dạng từ cả chữ viết, số lượng chữ, ý nghĩa của câu từ… Vậy thì ngày nay việc viết các câu đối tết đang có xu hướng như thế nào?
Sử dụng chữ Hán và chữ Nôm
Bởi vì các câu đối tết đều xuất hiện rất xa xưa và bắt nguồn từ Trung Quốc, chính bởi vậy mà việc viết câu đối tết bằng chữ Hán là cực kỳ phổ biến. Ngoài ra thì Nôm chính là chữ viết của người Việt từ xưa, chính bởi vì thế mà cho dù không quá hiểu và đọc được các câu đối, nhưng nhiều người vẫn xin các câu đối được viết từ chữ Hán hoặc Nôm, dù sau thì chúng cũng mang ý nghĩa cầu chúc cho năm mới tốt lành.
Sử dụng chữ tiếng Việt
Sử dụng chữ tiếng Việt là một xu hướng xuất hiện chưa quá lâu. Nguyên nhân của việc này đó là bởi vì nếu viết câu đối bằng tiếng Việt thì người người ai cũng có thể đọc và hiểu được dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng có nhiều người muốn tự tay viết câu đối, thế nhưng lại không hiểu rõ về các từ ngữ chữ Nôm hay Hán cho nên sẽ sử dụng tiếng Việt. Điều này không ảnh hưởng chút nào về ý nghĩa hay nội dung của những câu đối cả.
Sử dụng câu chữ ý nghĩa
Trước đây một thời gian, có nhiều trường hợp viết câu đối thiên về số lượng từ ngữ để có thể “gom” được nhiều lời chúc hơn ở trong câu đối. Tuy nhiên theo thời gian thì mọi người đều nhận ra rằng chính việc này đã khiến cho câu đối mất đi ý nghĩa của nó, vậy cho nên gần đây thay vì sử dụng các câu đối quá dài, mọi người lại viết câu đối ngắn hơn, thế nhưng trong đó lại sử dụng nhiều trí tuệ hơn bằng cách lựa chọn câu chữ thực sự có ý nghĩa.
Với những chia sẻ liên quan tới câu đối tết, mong rằng có thể giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa cũng như là xu hướng viết và sử dụng các câu đối tết ngày nay. Hãy cùng nhau tự tay viết hoặc là tìm những câu đối tết hay nhất về và treo trước cửa nhà ngay thôi nào.