Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé mà các mẹ bỉm sữa nên biết

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, hệ tiêu hoá của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và có thể hấp thu được những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Có nên dùng dầu dừa cho trẻ em?

Nổi mụn sau phun môi – Nguyên nhân do đâu?

Lưu ngay cách trị rạn da cho bà bầu cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà

1. Thời điểm ăn dặm cho bé khi nào tốt nhất?

Khi bé tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó, gia đoạn này trẻ cần đến 700kcal/ngày. Chính vì thế, việc cho bé ăn dặm đúng cách là điều cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt năng lượng này và giúp cho trẻ phát triển nhanh hơn.

Bên cạnh đó, từ giai đoạn 6 tháng tuổi lượng sắt dự trữ đã không còn, do vậy bé chỉ được bù đắp sắt từ nguồn sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm thì đó sẽ là nguồn cung cấp lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Bởi khi thiếu sắt, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu máu.

ăn dặm, thời điểm ăn dặm, thời điểm ăn dặm cho bé

6 tháng tuổi là thời điểm vàng để bắt đầu cho bé ăn dặm

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hoá chất bột. Bởi vậy, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ dễ khiến cho bé chán sữa mẹ, bú ít đi, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu quan trọng từ sữa mẹ. Điều này không chỉ làm cho bé giảm sức đề kháng mà còn khiến trẻ tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao dị ứng với những thực phẩm bởi khi đó, hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện, đặc biệt là với những trẻ em có cơ địa nhạy cảm.

Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi thì nhiều khả năng trẻ sẽ bị chững cân, phát triển chậm. Bởi lúc này, sữa mẹ không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

2. Bật mí ăn dặm đúng cách

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, ba mẹ nên tập cho trẻ ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé quen dần với những món ăn mới lạ. Nên tuân thủ nguyên tắng “ngọt – mặn” khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Thông thường, bột ngọt sẽ là lựa chọn được ưu tiên khi cho trẻ ăn dặm bởi mùi vị sẽ tương tự như sữa mẹ, nên cho trẻ ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi mới dần dần thay thế bằng bột mặn cùng nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

ăn dặm, thời điểm ăn dặm, thời điểm ăn dặm cho bé

Cho trẻ ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi mới chuyển sang bột mặn

Để luyện tập cho hệ tiêu hoá của trẻ thích ứng được dần với thành phần thức ăn phong phú, đa dạng thì nên theo nguyên tắc “ít – nhiều”. Khi mới bắt đầu, nên cho trẻ ăn ít rồi tăng dần đạt 10g bột, rau xanh ătng dần đạt 10g, thịt 10g, dầu ăn hoặc mỡ động vật 5ml mỗi bữa,… công thức này sẽ đảm bảo cho hệ tiêu hoá và cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Điều cần ghi nhớ trong quá trình ăn dặm của trẻ tiếp theo chính là nguyên tắc “loãng – đặc”. Đây là nguyên tắc giúp cho trẻ không phản ứng khi bắt đầu tiếp xúc với đồ ăn lạ và hệ tiêu hoá của trẻ có thể quen dần và tiêu hoá được những thức ăn phức tạp hơn.

ăn dặm, thời điểm ăn dặm, thời điểm ăn dặm cho bé

Không nên ép con nếu như trẻ không muốn

Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm thì ba mẹ có thể tạm ngưng việc ăn dặm trong khoảng từ 5-7 ngày rồi sau đó tập luyện dần lại cho trẻ, giúp trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm. Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu như bé vui vẻ, háo hức há miệng tiếp nhận đồ ăn thì mẹ có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu trẻ nhăn nhó và ngoảnh mặt đi, phì thức ăn thì bé chưa sẵn sàng và ba mẹ không nên ép con. Nếu trong lần đầu chưa thành công, ba mẹ hãy kiên trì thử lại. Thông thường phải sau khoảng 6-10 lần thì trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng tiếp nhận sẽ tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

Đánh giá bài viết này nhé!