Overthinking là gì? Tại sao nhiều người trẻ lại loay hoay với chứng oevrthinking 2023

Overthinking là gì? Biểu hiện của overthinking là như thế nào? Overthinking có tác hại ra sao? Để trả lời cho nhưng câu hỏi trên, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tung Tăng.

Xem thêm bài viết liên quan

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không và có thể phục hồi được không

Mewing là gì? Giải đáp tất tần tật các thắc mắc về phương pháp luyện tập Mewing 2022

Trầm cảm là gì? Những dấu hiệu của trầm cảm thường gặp và dễ nhận biết nhất 2023

Overthinking là gì?

Overthinking hay còn có tên gọi khác là hành động overthink, là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hóa mọi thứ, vượt quá giới hạn cho phép. Các vấn đề khiến bạn suy nghĩ có thể là một vấn đề đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Tình trạng overthinking này được chia làm hai loại là Hồi tưởng về quá khứ và Lo lắng cho tương lai.

Hồi tưởng về quá khứ tức là khi một vấn đề đã diễn ra và có kết quả nhưng bạn vẫn cứ bị phân tâm và liên tục nghĩ đến nó. Còn lo lắng cho tương lại là khi một sự kiện, một việc gì đó sắp diễn ra bạn liên tục suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Nếu tình trạng overthinking kéo dài thì đây có thể là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm và tự kỷ.

Biểu hiện bạn đang overthinking

Một vài biểu hiện của người mắc chứng overthinking là

– Chỉ tập trung suy nghĩ vấn đề mà bản thân đang gặp phải ngoài ra thì không thể nào trung suy nghĩ đến những việc khác.

– Tâm trí luôn xuất hiện nhiều luồng suy nghĩ không thể thư giãn cũng như là dành thời gian cho bộ não nghỉ ngơi.

– Liên tục cảm thấy lo lắng, bất an

– Não bộ bị xâm chiếm với nhiều suy nghĩ tiêu cực

– Luôn có những suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất

– Nghi ngờ đến những quyết định của bản thân

– Suy nghĩ liên tục đến một sự việc, một tình huống nào đó

– Phóng đại tiểu tiết, làm nghiêm trọng hơn vấn đề.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Tác hại của việc overthinking

Những người có xu hướng suy nghĩ quá nhiều và thường tiêu cực hóa mọi vấn đề có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và trầm cảm rất cao. Bên cạnh đó việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến cho não bộ bị quá tải, đây là một trong những yếu tố trung gian khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, hệ thần kinh trì trệ trong quá trình hoạt động và tiếp nhận thông tin có thể gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, đau đầu, lo lắng kèm theo mệt mỏi.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Ngoài ra trong trường hợp bạn đã bị overthinking nặng còn có thể xuất hiện các tình trạng như nhức mỏi cơ thể, đau nửa đầu, chán ăn, mất ngủ,… Từ đó có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc của bạn.

Các cách để làm việc hiệu quả và hạn chế overthinking

Ngồi thiền

Tập thiền là một trong những phương pháp giúp bạn có thể tịnh tâm, cân bằng tinh thần hiệu quả. Việc ngồi thiền sẽ giúp cho tâm trí bạn tĩnh lặng hơn, giúp bạn giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh cưỡng chế và có thể chuyển hướng những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi bạn có dấu hiệu bắt đầu suy nghĩ đến chúng.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Làm những việc khác giúp bạn vượt qua overthinking

Khi bạn đang bị overthinking thì cách tốt nhất có thể giúp bạn vượt qua nó đó chính là bắt tay vào làm những công việc khác, với cách làm này sẽ giúp cho tâm trí bạn bị phân tâm và sao nhãng từ đó có thể đẩy lùi đi được những luồng suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn.

Viết nhật ký

Một trong những thói quen khá hữu ích giúp cho bạn có thể chuyển hóa suy nghĩ của mình đó chính là viết nhật ký. Việc truyền tải các ý nghĩa của mình ra những trang giấy có thể giúp bạn dọn dẹp được mới hỗn độn trong đầu mình từ đó có thể cắt giảm được tình trạng overthinking trong não bộ.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Học cách biết ơn và hài lòng

Một trong những lời khuyên dành cho những người cầu toàn đó chính là hãy học các biết ơn và hài lòng với mọi thứ mà bản thân đang có, đang sở hữu và đã đạt được dù cho điều đó có nhỏ nhoi hay to lớn như thế nào. Bởi dù sao đi chăng nữa thì chính bản thân bạn đã nỗ lực, cố gắng để có thể đạt được những thành tựu ấy. Khi đã học được cách biết ơn và hài lòng bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn bao giờ hết và điều này cũng giúp cho bạn không bị overthinking lấn át.

Thừa nhận thành công của bản thân

Học cách trân trọng và yêu thương bản thân mình nhiều hơn bằng cách thừa nhận những thành công của chính mình và tự hào về điều đó dù cho đó chỉ là một việc rất nhỏ. Làm được điều này có thể sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bản thân chưa đạt được mục tiêu lớn hơn.

Và việc thừa nhận thành công của bản thân cũng là một động lực để bạn cố gắng nhiều hơn. Khi đã công nhận được các thành tích mà bản thân làm ra thì bạn sẽ không còn bị vùi lấp bời các suy nghĩ tiêu cực nữa bởi mọi thứ đã dần hoàn hảo theo cách nhìn của bạn.

Overthinking là gì, Overthinking, người Overthinking, Overthinking có phải là bệnh không, dấu hiệu của Overthinking

Tin tưởng vào trực giác bản thân

Một trong những cách tối ưu nhất giúp những người đang bị overthinking có thể vượt qua được tình trạng tồi tệ của bản thân hiện tai đó chính là việc tin vào trực giác của bản thân, nghĩa là tin vào những điều mà não bộ mách bảo bạn.

Mấu chốt của overthinking đó chính là việc bạn tiếc nuối với những gì xảy ra ở quá khứ và lo lắng cho những việc sắp xảy ra ở tương lai. Vì thế bạn hãy thử tin vào trực giác của bản thân bằng cách chọn và giải quyết vấn đề theo ý nghĩa đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn để có thể ngăn chặn hàng loạt các suy nghĩ hiện ra sau đó.

5/5 - (4 bình chọn)