Mewing là gì? Giải đáp tất tần tật các thắc mắc về phương pháp luyện tập Mewing 2022

Mewing là một phương pháp luyện tập có thể giúp cho người tập cải thiện được các khuyết điểm trên gương mặt của mình. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng dạo gần đây Mewing mới được giới trẻ truyền tai nhau cũng bởi vì những lợi ích không ngờ mà phương pháp này mang lại. Vậy cụ thể Mewing là gì hãy cùng Tung Tăng đi tìm hiểu nhé!

Mewing là gì?

Mewing là tên gọi của thuật ngữ Proper Tongue Posture, được nghiên cứu bởi bác sĩ John Mew và được phổ biến rộng rãi bởi con trai của ông là bác sĩ chỉnh nha Mike Mew. Đây một phương pháp luyện tập cách đặt lưỡi đúng vị trí trên vòm miệng với tác dụng là giúp thon mặt, nâng cao sống mũi và xương hàm.

Mewing là gì, Mewing, phương pháp tập Mewing, tập Mewing đúng cách, lưu ý khi tập Mewing

Phương pháp Mewing đại diện cho các động tác thực hiện giúp điều chỉnh tư thế khuôn mặt và miệng từ đó dẫn đến thay đổi cấu trúc xương, thay đổi đường viền hàm dưới, giúp cải thiện khuôn mặt theo hướng tích cực hơn. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dùng lực đẩy của lưỡi để định hình lại răng và xác định lại cấu trúc của hàm.

Mewing là gì, Mewing, phương pháp tập Mewing, tập Mewing đúng cách, lưu ý khi tập Mewing

Thực hiện Mewing trong thời gian lâu dài và đều đặn còn giúp cho cằm và mũi cao hơn. Đây là một trong những phương pháp giúp cải thiện, thay đổi khuôn mặt tự nhiên mà không cần áp dụng đến các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Các phương pháp Mewing phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp Mewing phổ biến, được nhiều người áp dụng nhất đó là Soft Mewing và Hard Mewing

Soft Mewing là phương pháp đơn giản, cơ bản và nhẹ nhàng nhất, phù hợp cho những người mới bắt đầu tập luyện Mewing. Với phương pháp này người tập chỉ cần đặt lưỡi đúng vị trí là được.

Hard Mewing là phương pháp luyện tập nâng cao hơn, đòi hỏi việc luyện tập phải chăm chỉ và khó hơn. Với phương pháp luyện tập này, ngoài việc bạn phải đặt lưỡi đúng vị trí thì còn cần phải dùng một lực mạnh ép lên lưỡi bằng cách nuốt nước bọt.

Phương pháp mewing được thực hiện như thế nào?

Phương pháp Mewing được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Xác định vị trí đặt lưỡi, bạn đặt lưỡi phía sau răng cửa, chú ý không để lưỡi chạm răng cửa và không đẩy lưỡi để tránh tình trạng răng bị hô.

Bước 2: Sau đó kéo căng môi, không nhất thiết là để hai hàm chạm nhau.

Bước 3: Nuốt nước bọt, nhưng vẫn phải đảm bảo được rằng toàn bộ lưỡi vẫn đang ở phần hàm trên.

Bước 4: Khép môi lại và giữ như vậy trong khoảng từ 20-30 phút.

Mewing là gì, Mewing, phương pháp tập Mewing, tập Mewing đúng cách, lưu ý khi tập Mewing

Những lỗi sai thường gặp khi tập Mewing

– Lỗi mà ai cũng thường hay mắc phải khi tập Mewing đó chính là thở bằng miệng. Tuy nhiên việc thở bằng miệng sẽ khiến cho môi trên dễ bị kéo lên cao, mặt bị hẹp lại và dài ra, cằm nhỏ lại và các răng cửa không chạm được nhau. Vì thế khi tập Mewing người tập cần chú ý cần phải thở bằng mũi.

Mewing là gì, Mewing, phương pháp tập Mewing, tập Mewing đúng cách, lưu ý khi tập Mewing

– Sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng, đây cũng là một lỗi sai mà những người tập Mewing cũng hay mắc phải. Khi tập Mewing cần chú ý không nên nghiến quá chặt răng và không nên dùng lực từ lưỡi tác động lên quá nhiều vì điều này sẽ vô tình làm rối loạn quá trình di chuyển của hàm trên sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng xấu khi tập Mew.

– Một lỗi sai hay gặp khi tập Mewing nữa đó chính là việc đặt lưỡi không đúng cách, đây là một lỗi cơ bản mà nhiều người gặp phải. Khi tập Mewing bạn cần chú ý cần đặt toàn bộ lưỡi lên vòm hàm trên, nếu chỉ chạm đầu lưỡi hoặc một ít thân lưỡi thì sẽ không đủ áp lực lên hàm, không hỗ trợ hàm di chuyển, từ đó cũng sẽ làm giảm hiệu quả của bài tập Mew.

Mewing là gì, Mewing, phương pháp tập Mewing, tập Mewing đúng cách, lưu ý khi tập Mewing

Những trường hợp nên tập Mewing

– Những người hay có thói quen thở bằng miệng và đẩy lưỡi

– Người có hàm dưới bị thụt vào bên trong

– Người bị móm ở hàm trên

Những trường hợp không nên tập Mewing

– Những người có khuôn hàm hẹp quá mức.

– Người bị hô cả 2 hàm

– Những người đang niềng răng.

5/5 - (1 bình chọn)