Mẫu giấy giới thiệu là một loại văn bản hành chính khá phổ biến do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…phát hành nhằm giới thiệu thông tin về một cán bộ, công chức viên chức hoặc nhân viên đại diện cho cơ quan tổ chức đến liên hệ công tác, xử lý công việc tại cơ quan tổ chức khác.
Vai trò của giấy giới thiệu:
Giấy giới thiệu sẽ giúp doanh nghiệp tiếp nhận có thể xác định đúng người đến liên hệ công tác, tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc giả mạo gây thiệt hại.
Việc sử dụng giấy giới thiệu sẽ giúp công việc được bàn giao xử lý một cách nhanh chóng.
Đồng thời người được giới thiệu sẽ được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình.
Hướng dẫn cách viết giấy giới thiệu
Về bản chất, giấy giới thiệu là một văn bản do công ty, tổ chức, đơn vị ban hành nên có thể có nhiều hình thức, các trình bày khác nhau. Song, về cơ bản, một giấy giới thiệu cần phải đảm bảo các phần sau:
– Phần tên chủ thể: Nằm ở vị trí trên cùng bên trái, phần chủ thể là tên công ty, cơ quan, tổ chức nơi phát hành giấy giới thiệu. Phần tên chủ thể này sẽ đặt ngang hàng với phần quốc hiệu ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Lưu ý: Phần tên tổ chức phải phải ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn phần quốc hiệu, không được đặt cao hơn quốc hiệu. Và phần số hiệu sẽ ngang bằng với phần “Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc”
Trong trường hợp tên cơ quan là tổ chức nhà nước thì thường được viết bên dưới đơn vị chủ quản:
Ngay dưới phần quốc hiệu địa điểm (tỉnh, thành phố), thời gian (ngày/tháng/năm) phát hành giấy giới thiệu.
– Tên văn bản đặt là: GIẤY GIỚI THIỆU (viết in hoa, in đậm).
Bên dưới có thể ghi rõ ràng cụ thể giới thiệu về việc gì.
Ví dụ giấy giới thiệu sinh viên thực tập thì ghi (V/v giới thiệu sinh viên đến thực tập.
– Phần kính gửi: Đây là phần để ghi tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhận được giấy giới thiệu.
– Phần thông tin của người được giới thiệu: Cần ghi đầy đủ họ tên, chức vụ. Có thể ghi rõ các thông tin như số chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân….
– Phần nội dung của giấy giới thiệu: Đây là phần nêu rõ lý do đến cơ quan, đơn vị nhận giới thiệu. Có thể là liên hệ công tác, phỏng vấn, lấy thông tin, xử lý công việc… Sau đó là phần hiệu lực của giấy giới thiệu.
– Phần ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền tại nơi giới thiệu: Nếu là các đơn vị nhà nước thường là chữ ký thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan. Nếu là người đại diện thì có thể thêm từ Thừa lệnh (TL) hoặc thay mặt (TM) người có thẩm quyền ký đóng dấu.
– Phần nơi gửi: ghi vắn tắt các cơ quan, và thông tin lưu trữ văn bản.