Mâm ngũ quả là gì? Ý nghĩa của các loại trái cây được trưng trên mâm ngũ quả vào dịp Tết 2023

Vào mỗi dịp Tết, mâm ngũ quả là một trong những thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình Việt. Thế nhưng không phải ai cũng đã biết rõ mâm ngũ quả là gì và ý nghĩa của các loại trái cây được bày trên mâm ngũ quả là như thế nào. Vậy thì hãy cùng Tung Tăng đi giải đáp thắc mắc ấy thông qua bài viết bên dưới nhé!

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là khái niệm dùng để chỉ một mâm trái cây bao gồm 5 loại quả khác nhau thường được bày biện trong dịp Tết Nguyên Đán, đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết của người Việt. Thông thường, 5 loại quả này sẽ có màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Vào dịp Tết nó thường được chưng bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn để tiếp khách.

Mâm ngũ quả là gì, ý nghĩa mâm ngũ quả, mâm ngũ quả gồm những quả nào

Trong Phật giáo, 5 màu sắc trong mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ thiện căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Còn đối với người Việt số 5 trong mâm ngũ quả nó tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Tùy vào văn hóa của mỗi vùng miền mà mâm ngũ quả cũng được trưng bày khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là đều để thể hiện ước nguyện của gia chủ về một năm mới như ý nguyện, bình an và sung túc thông qua màu sắc, tên gọi, ý nghĩa của các loại trái cây được trưng bày.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết từng miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người dân miền Bắc vốn có tính cẩn trọng và sâu sắc cho nên đối với họ một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn là một mâm ngũ quả tuân theo thuyết Ngũ hành. Mâm ngũ quả của họ sẽ tuân theo màu sắc của các yếu tố như Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, và thường các màu sắc phải có trên mâm ngũ quả đó chính là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Vì thế thông thường mâm ngũ quả ngày tết của người miền Bắc thường sẽ có các loại trái cây như bưởi, chuối, quýt, táo, hồng, phật thủ, sung, quất cảnh, dứa,…

Mâm ngũ quả là gì, ý nghĩa mâm ngũ quả, mâm ngũ quả gồm những quả nào

Trong đó quả bưởi thường được đặt ở giữa, bưởi trong mâm ngũ quả thường có màu vàng nó tượng trưng cho sự giàu sang, tài lộc. Chuối được đặt nằm dưới để đỡ, chuối được bày trong mâm cũng phải được bày theo nải và phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy. Ba loại quả còn lại được đặt xung quanh.

Mâm ngũ quả miền Trung

Thường thì mâm ngũ quả của người miền Trung sẽ thoáng đạt, bình dị và đơn giản hơn các vùng miền khác bởi vốn dĩ cuộc sống của người dân nơi này cũng kham khổ hơn. Vì thế mâm ngũ quả của người miền Trung không theo một nguyên tắc nhất định nào cả mà họ có thể trưng bày theo hoàn cảnh của mình tức là có gì cúng nấy.

Mâm ngũ quả là gì, ý nghĩa mâm ngũ quả, mâm ngũ quả gồm những quả nào

Một số loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung dó chính là thanh long, cam, xoài, sung, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, cam, quýt,… Mâm ngũ quả miền Trung có thể có nhiều loại quả hơn tùy vào cách sắp xếp.

Mâm ngũ quả miền Nam

Đối với người dân miền Nam mâm ngũ quả của họ thường mang theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” với ý nghĩa mong cho một năm mới sung túc, đầy đủ, vì thế trong mâm ngũ quả của người miền Nam thường sẽ có các loại trái cây quen thuộc là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Mâm ngũ quả là gì, ý nghĩa mâm ngũ quả, mâm ngũ quả gồm những quả nào

Trong đó, khi trưng bày mâm ngũ quả thì đu đủ, dừa và mãng cầu được đặt lên dĩa đầu tiên sau đó mới đến hai loại quả còn lại. Một điểm khác biệt giữa mâm ngũ quả của người miền Nam và người miền Bắc đó chính là, trong mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ không có các loại quả mà ngưởi miền Bắc hay trưng như cam vì họ lại quan niệm rằng “quýt làm cam chịu” hay quả lê người miền Nam quan niệm là lê có nghĩa là lê lết, đổ bể,…

Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả 3 miền

Các loại quả được trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết thường đều sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho một niềm khao khát, ước nguyện của con người vào năm mới. Ý nghĩa của một số loài trái cây phổ biến như sau:

Chuối: chuối trong mâm ngũ quả thường được trưng nguyên nải, nó đại điện cho sự sum tụ, dao bọc, đầm ấm và hạnh phúc.

Bưởi, dưa hấu: có hình dánh căng tròn tượng trưng cho sự đủ đầy, may mắn, an khang thịnh vượng.

Phật thủ: Quả phật thủ tượng trưng cho sự cầu nguyện cho gia đình luôn được may mắn tránh được những điểu xấu xa..

Lựu: Lựu là loại quả có nhiều hạt, nó mang ý nghĩa là mong muốn con cháu nhiều niềm vui ngoài ra lựu còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.

Mâm ngũ quả là gì, ý nghĩa mâm ngũ quả, mâm ngũ quả gồm những quả nào

Đào: Trong mâm ngũ quả quả đào tượng trưng cho sự thăng tiến, ước nguyện con đường công danh sự nghiệp rộng mở.

Thanh long: Có ngụ ý rồng mây gặp hội, nó thể hiện cho sự phát tài, phát lộc trong năm mới

Táo: Mang ý nghĩa phú quý, mong ước về một cuộc sống giàu sang, đủ đầy.

Sung: Thể hiện mong ước sung túc về mọi mặt như sức khỏe dồi dào, tiền bạc đầy đủ, cơ ngơi hoành tráng.

Đu đủ: Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, phồn thịnh, đầy đủ cơm ăn, áo mặc trong năm mới sắp sang.

Quả trứng gà: Tượng trưng cho lộc trời ban.

Xoài: Ý nghĩa của quả xoài là mong ước một năm đủ tiền tiêu xài, không thiếu thốn.

Dừa: Phát âm của từ dừa gần giống với từ vừa vì thế nó mang ý nghĩa mong ước một năm không thiếu thốn.

1/5 - (1 bình chọn)