Lưỡng điểm hạc là gì? Đặc điểm của Lưỡng điểm hạc 2022

Từng gây sốt và được nhiều người tìm kiếm vào khoảng thời gian 2018, Lưỡng điểm hạc dần được nhiều người biết đến hơn. Vậy Lưỡng điểm hạc là gì? Hãy cùng Tung Tăng đi tìm câu trả lời cho đề này nhé!

Xem thêm bài viết liên quan

Phi điệp đơn là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc Phi điệp đơn 2022

Lan Song hồng là gì? Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan Song hồng 2022

Lan vũ nữ là gì? Ý nghĩa và phân loại Lan vũ nữ

Lưỡng điểm hạc là gì?

Phi điệp, giả hạc, giả hạc tím, phi diệp tím là tên gọi khác của Lưỡng điểm hạc. Lưỡng điểm hạc là một loại thực vật thuộc nhóm cây cảnh thuộc chi Lan hoàng thảo. Tên khoa học của lưỡng điểm hạc là Dendrobium anosmum.

Lưỡng điểm hạc là gì, đặc điểm của lưỡng điểm hạc, lưỡng điểm hạc là cây gì, cách chăm sóc lưỡng điểm hạc

Lưỡng điểm hạc thích khí hậu nhiệt đới nên thường được phân bố từ Nam Á đến Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia,… Ở Việt Nam cây có mặt ở các khu vực: Bắc Giang, Nghệ An, Hà Nội, Hà Nam, Lâm Đồng.

Đặc điểm của Lưỡng điểm hạc

Lưỡng điểm hạc là một giống phong lan thông thường thân cao khoảng chừng 50-70 cm, trong điều kiện sinh trưởng thích hợp cây có thể cao đến 2m.

Hoa có hai màu chính là tím và trắng, tuy nhiên hiện nay có nhiều biến thể màu khác như hồng thẫm, hồng nhạt hoặc cánh trắng lưỡi tím. Hoa Lưỡng điểm hạc to khoảng từ 2-5cm có khi lên tới 10cm, hoa thường mọc ở các đốt rụng lá. Màu sắc của hoa khi nở có phần nhạt, đậm từ viền hoa đến cuối hoa.

Lưỡng điểm hạc là gì, đặc điểm của lưỡng điểm hạc, lưỡng điểm hạc là cây gì, cách chăm sóc lưỡng điểm hạc

Lưỡng điểm hạc có mùi thơm ngào ngạt khi nở, mùi hương nồng nà và quyến rủ rất dễ chịu.

Tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau mà tuổi thọ của hoa cũng khác nhau, thông thường Lưỡng điểm hạc sẽ giữ được trong khoảng thời gian trên dưới 3 tuần.

Cách chăm sóc Lưỡng điểm hạc

Ánh sáng

Lan gần như có thể để ngoài trời vì cây cần nhiều ánh sáng, ánh sáng là một yếu tố quan trọng đối với hoa phong lan. Người chơi lan cần chọn vị trí giúp cây có thể tiếp xúc được ánh sáng, tuy nhiên một điều cần lưu ý là không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây khi cây mới ra hoa điều này sẽ làm cháy lá non và khiến cây chậm phát triển. Có thể sử dụng lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng.

Nhiệt độ

Để cây lan khỏe mạnh và đẹp mắt thì nhiệt độ thích hợp là yếu tố cực kì cần thiết. Điều kiện thích hợp để lan phát triển tốt là từ 8-25°C, tuy nhiên Lưỡng điểm hạc có khả năng chịu nóng và chịu lạnh tốt, nhiệt độ thấp nhất cây có thể chịu được là 3,3 °C và cao nhất có thể lên đến 38°C. Lưỡng điểm hạc ưa khí hậu mát lạnh và khô thoáng, vì thế mùa hè cần che chắn cẩn thận tránh để cây tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Lưỡng điểm hạc là gì, đặc điểm của lưỡng điểm hạc, lưỡng điểm hạc là cây gì, cách chăm sóc lưỡng điểm hạc

Độ ẩm

Hầu như các loại lan đều ưa khô thoáng, Lưỡng điểm hạc cũng thế. Để cây có thể phát triển tốt nhất thì độ ẩm phù hợp cần phải giữu là từ 60-70% vào mùa xuân và cuối đồng, còn vào mùa hè, thu thì độ ẩm cần thiết là 80-90%.

Bón phân

Giai đoạn cây đang và sẽ phát triển rễ là giai đoạn thích hợp để bón phân, Lưỡng điểm hạc nói chung hay hầu hết các loại lan nói riêng đều không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen. Nên bón phân 15-15-15 cho đến tháng 9, bón phân 10-30-10 từ tháng 9 đến tháng 10. Ngưng hẳn việc bón phân từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng. Người trồng cần cực kì chú ý lượng bón phân theo từng khaongr thời gian để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.

Lưỡng điểm hạc là gì, đặc điểm của lưỡng điểm hạc, lưỡng điểm hạc là cây gì, cách chăm sóc lưỡng điểm hạc

Tưới nước

Nên tưới cây nhiều vào mùa hè khoảng 2 – 3 lần một tuần, thời điểm này là khi lan ra mầm non và mọc mạnh, ít lại vào mùa thu khi cây đã ngừng tăng trưởng chỉ nên tưới 1 lần một tuần cho thân cây khỏi bị teo lại. Ngưng hẳn việc tưới cây vào mùa đông.

Vật liệu trồng

Nên trồng Lưỡng điểm hạc trong những chậu có khả năng thoát nước tốt, không cần dùng những chậu có kích thước lớn. Chúng ta có thể trồng lan trong các xơ dừa, khúc gỗ, chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gỗ, chậu dớn,…

Các bệnh thường gặp của Lưỡng điểm hạc

Bệnh thường gặp do nấm

  • Bệnh đốm lá

Đặc điểm nhận dạng của bệnh này là một đốm nhỏ màu vàng hơi lõm, phát triển theo chiều dọc của lá và sau dần có hình bầu dục, ở giữa có màu trắng xám, xung quanh có màu nâu đen.

  • Bệnh thối đọt

Bệnh này do nấm Phytophtora palmivora gây ra. Ban đầu ở gốc các lá non có màu nâu đạm sau đó chuyển thành màu đen, bệnh này làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây.

  • Bệnh thối rễ và gốc

Bệnh thối rễ và gốc do nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi gây ra. Đặc điểm nhận dạng của bênh này là cây phong lan bị vàng lá, rễ bị mềm nhũn và nâu lại. Bệnh bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi chuyển vào gốc thân.

  • Bệnh đen thân cây con

Bệnh này do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Dấu hiệu của bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ. Sau đó lan dần làm khô đoạn thân gần gốc và cổ rễ, vết bệnh ban đầu có màu nâu sau chuyển sang đen. Lá cây bị chuyển sang màu vàng.

  • Bệnh đốm vòng trên cánh hoa

Bệnh do nấm Alternaria Ap gây ra. Vết bệnh ban đầu nhỏ, có màu đen hơi lõm, hình tròn có vân đồng tâm. Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa làm hoa kém màu sắc và mau tàn.

  • Bệnh đốm nâu trên cánh hoa

Bệnh do nấm Curvularia eragotidis gây ra. Vết bệnh là chấm nhỏ màu nâu hơi lồi, về sau lan rộng thành đốm lớn có màu nâu nhạt. Bệnh này làm mất giá trị của hoa.

Bệnh hoa lan do vi khuẩn

  • Bệnh thối nâu

Vết bệnh màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước, về sau chuyển sang màu nâu đen. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm gây nên hiện tượng thối (có mùi khó chịu). Nguyên nhân bệnh do khuẩm Erwinia carotovora gây ra.

  • Bệnh thối mềm

Vết bệnh có dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao sẽ gây hiện tượng thốu úng. Trong điều kiện khô ráo, mô bệnh khô, teo tóp và có màu trắng xám. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas Glagioli gây ra.

Bệnh hoa lan do côn trùng gây hại

  • Rệp

Loại côn trùng gây hại phổ biến cho hoa lan chính là rệp. Chúng tập trung chích hút ở lá non, chồi non, chồi hoa, đầu rễ, làm cho cây phát triểm kém, coi cọc, hoa bị tụng cuống hoặc không nở.

  • Ốc sên, nhớt

Ốc sên thường tập trung cắn phá hoa vào ban đêm. Mục tiêu của chúng trên cây hoa lan là các đoạn rễ non, chôi, cây con, phát hoa.

  • Sâu hại

Có nhiều loài sâu hại cho cây cảnh, nhưng thường gặp nhất ở cây hoa lan là sâu khoang, chúng thường cắn phá chồi non, phát hoa non.

Trên đây là những thông tin mà Tung Tăng cung cấp cho bạn về lưỡng điểm hạc. Bạn có thể tham khảo qua bài viết trên để có thể năm được các chăm sóc cây hiệu quả và tốt nhất. Hy vọng vài viết trên sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết dành cho bạn

5/5 - (6 bình chọn)