Lạm phát là gì? Đây là cụm từ có lẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Vậy, Lạm phát là gì? Cùng Tung Tăng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Lạm phát là gì?
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Có 3 mức độ lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Những khái niệm liên quan khác:
- Giảm phát: được hiểu mức giá chung của nền kinh tế bị giảm sút.
- Thiểu phát: là lạm phát nhưng ở tỷ lệ rất thấp.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): là lạm phát ở tình trạng cao nhất, tác động đến nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát.
- Tái lạm phát: là nỗ lực nâng cao mức giá chung nhằm chống lại áp lực giảm phát.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Do cầu kéo
Một mặt hàng nào đó tăng lên do nhu cầu của thị trường sẽ dẫn sự gia tăng về giá của mặt hàng đó. Từ đó, giá cả của các mặt hàng khác cũng vì vậy mà leo thang. Điều đó dẫn đến sự tăng về giá của nhiều loại hàng hóa có mặt trên thị trường. Tóm lại, lạm phát là do sự tăng lên về cầu, đó được gọi là lạm phát do cầu kéo. Tức là do nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên, ví dụ như: Khi giá xăng tăng lên, sẽ kéo theo giá của nhiều mặt hàng khác sẽ tăng, cụ thể như giá cước xe tăng.
Do chi phí đẩy
Một doanh nghiệp sẽ có chi phí đẩy bao gồm: Chi phí bảo hiểm, thuế, giá nguyên liệu đầu vào, tiền lương,… Tương tự, khi giá của một trong những yếu tố đó tăng lên, kéo theo tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đó cũng sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa rằng, giá của sản phẩm sẽ được tăng lên nhằm mục đích bảo toàn lợi nhuận, và mức giá chung của tất cả nền kinh tế sẽ được tăng lên.
Do cơ cấu
Đối với ngành kinh doanh có hiệu quả, một doanh nghiệp nào đó tăng tiền công “danh nghĩa” cho người lao động.
Đối với những ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp đó cũng theo xu thế, buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành kém hiệu quả khi tăng tiền công cho công nhân của mình, họ buộc phải tăng giá thành của sản phẩm nhằm đảm bảo mức lợi nhuận cũng như việc phát sinh lạm phát.
Do cầu thay đổi
Điều này dễ nhận thấy khi nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng nào đó giảm đi trên thị trường. Điều đó dẫn đến lượng cầu của mặt hàng khác tăng lên.
Nếu thị trường nào đó có người cung cấp độc quyền về giá cả và có tính chất cứng nhắc (điều này chỉ có thể tăng mà không giảm).
Ví dụ như tại Việt Nam, giá điện là mặt hàng khi lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Tuy nhiên, khi lượng cầu của một mặt hàng tăng thì giá cũng tăng, dẫn đến mức giá chung sẽ tăng, điều đó dẫn đến lạm phát.
Do xuất khẩu
Tổng cầu tăng cao hơn so với tổng cung do xuất khẩu tăng. Khi đó, những sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu dẫn đến lượng hàng cung trong nước giảm, khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Tuy nhiên, khi sự mất cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu xảy ra, điều này sẽ phát sinh lạm phát.
Do nhập khẩu
Tiếp theo là do nhập khẩu, được hiểu khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như do thuế nhập khẩu tăng hay do giá trên thế giới tăng. Dẫn đến giá bán trong nước của sản phẩm đó tăng lên, tức là mức giá chung tăng sẽ nảy sinh lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra lạm phát, tức là khi lượng cung của tiền lưu hành trong nước tăng lên, nguyên nhân là do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ, nhằm mục đích giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ.
Hoặc, nguyên nhân là do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước đưa ra, điều này làm cho lượng tiền trong lưu thông cũng sẽ tăng lên, đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên lạm phát do cầu kéo và do chi phí đẩy là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.