Ngoài việc trang bị cho mình những dụng cụ thoát hiểm đám cháy cơ bản thì việc trang bị thêm các kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy là cực kỳ cần thiết. Điều này có thể giúp bảo vệ được bản thân bạn cũng như là giúp đỡ được cho nhiều người khác khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra.
Xem thêm bài viết liên quan
Trang bị ngay những dụng cụ thoát hiểm đám cháy cơ bản cho nhà chung cư
Mua đèn chống cháy nổ cao cấp tại Makgil VietNam
Những mẫu két sắt Hòa Phát chống cháy nên mua nhất hiện nay
Mục lục:
- Kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy
- 1. Bình tĩnh
- 2. Tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn
- 3. Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn
- 4. Di chuyển an toàn trong đám cháy.
- 5. Tránh nhiễm khói bằng khăn ướt
- 6. Làm gì khi quần áo bị cháy
- 7. Kỹ năng ứng biến khi không thoát ra ngoài được
- 8. Hợp tác với hướng dẫn của đội cứu hộ cứu nạn
Kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy
1. Bình tĩnh
Khi phát hiện ra có cháy nổi, hỏa hoạn cần bình tĩnh để xác định vị trí của đám cháy và lối thoát hiểm.
2. Tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn
Khi đã xác định được vị trí của đám cháy thì cần tìm cách chữa cháy bằng bình cứu hỏa, cát, chăn ướt, nước hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay đó để dập lửa. Nếu như đám cháy quá lớn thì cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm và hô hoán cho mọi người biết để cùng thoát hiểm và lập tức gọi điện thoại đến đội Phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114.
3. Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn
Để thoát ra khỏi đám cháy một cách nhanh chóng và an toàn bạn cần xác định được lối ra an toàn của căn nhà, các lối ra ấy có thể là lối cửa chính của căn nhà, cửa sổ, lối ra ban công, lối lên sân thượng hoặc lối ra cầu thang thoát hiểm của các căn nhà cao tầng. Trong trường hợp thoát hiểm ở các vị trí cao bạn nên dùng thang dây thoát hiểm, dây thoát hiểm,… Không nên tự ý nhảy xuống mà phải chờ hướng dẫn từ đội cứu hộ.
Khi cố gắng thoát ra khỏi đám cháy, tuyệt đối không xen lấn xô đẩy và không sử dụng tháng máy để thoát nạn cần bình tĩnh di chuyển theo các đường cầu thang bộ.
4. Di chuyển an toàn trong đám cháy.
Trong quá dình di chuyển đến các lối thoát hiểm bạn sẽ dễ bị khói trong đám cháy cản trở tầm nhìn và ngạt khói, để làm giảm bớt tình trạng này bạn hãy di chuyển bằng cách cuối người hoặc bò sát mặt đất, men theo bờ tường để tìm lối thoát. Nếu luồng khói từ trên cao hoặc ngay trong khu vực thì bạn cần nhanh chóng di chuyển xuống các tầng dưới. Ngược lại nếu khói xuất phát từ tầng dưới thì hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên.
Khi thoát hiểm trong đám cháy bạn không nên cố mang theo các đồ vật trong nhà cần nhanh chóng và khẩn trương đưa bản thân ra khỏi đám cháy trước.
5. Tránh nhiễm khói bằng khăn ướt
Khói trong đám cháy thường có chứa các khí rất độc và hầu hết các ca tử vong do hỏa hoạn đều có nguyên nhân là do ngạt khói vì thế để chống nhiễm khói, bạn cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi của mình lại. Điều này có thể giúp tạm thời lọc không khí khi hít thở. Tuy nhiên, bạn nên trang bị sẵn cho nhà mình những chiếc mặt nạ phòng độc phòng trường hợp những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Ngoài ra khi muốn cố thoát ra khỏi đám cháy, bạn cần nhúng chăn, mềm vào nước rồi trùm lên toàn bộ cơ thể sau đó chạy thỏa thanh ra ngoài khỏi đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
6. Làm gì khi quần áo bị cháy
Nếu chẳng may quần áo của bạn bị lửa bén cháy thì đừng quá hoảng loạn mà chạy vòng quanh nhằm mục đích để lửa tắt bởi khi làm như thế gió sẽ làm cho ngọn lửa cháy nhanh hơn. Thay vào đó bạn hãy nằm xuống và nằm lăn qua lăn lại để giúp dập lửa, đồng thời che mặt càng nhiều càng tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể bao trùm lại ngọn lửa bằng cách sử dụng các vật liệu nặn như áo khoác dày, chăn việc này giúp phá võ nguồn cung cấp oxy cho lửa.
7. Kỹ năng ứng biến khi không thoát ra ngoài được
Nếu như không thể tìm được một lối thoát an toàn, thì bạn có thể chạy ngược lại vào phonhf sau đó đóng chặt hết cánh cửa, dùng khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng dính bít chặn các khe hở quanh cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng. Tuyệt đối không nên tránh trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian kín.
Nếu muốn mở cửa để thoát ra ngoài, bạn cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của cửa trước, đặt mu bàn tay lên cánh cửa hoặc tay năm cửa nếu thấy ấm thì không mở. Nếu thấy mát và không thấy khói quanh cửa thì có thể mở cửa chậm chậm và cần tránh sang một bên để tránh trường hợp lửa tạt vào người.
8. Hợp tác với hướng dẫn của đội cứu hộ cứu nạn
Khi đã có đội cứu hộ cứu nạn đến hiện trường vụ cháy bạn nên bình tĩnh, không nôn nóng mà cần chú ý làm theo hướng dẫn của các lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đội ngữ cứu hộ cứu nạn.
Nếu đã được đội cứu hộ cứu nạn cứu thoát và bạn phát hiện bên trong vẫn còn người mắc kẹt thì hãy mô tả thật chi tiết để lính cứu hỏa tiếp cận và cứu giúp họ một cách nhanh nhất.