Nhắc đến thương hiệu sâm Ngọc Linh là nhắc đến một loại thần dược quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Ngoài những giá trị to lớn về Y tế, sâm Ngọc Linh còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Hay nói cách khác, tất cả những điều trên chính là yếu tố làm nên thương hiệu sâm Ngọc Linh – “quốc bảo” nghìn năm của núi rừng Việt Nam.
Mục lục:
Nguồn gốc xuất xứ của sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1973, là loại sâm thứ 20 trên thế giới. Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý xuất hiện tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các vùng miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và đỉnh Ngọc Am, tỉnh Quảng Nam, Đắc Glây thuộc Kon Tum và núi Langbiang ở Lạc Dương, Lâm Đồng. Trên độ cao 1,200 đến 2,100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn. Với nhiệt độ ban ngày từ 20-25°C, ban đêm 15-18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm và sinh trưởng khá chậm.
Theo số liệu thống kê, sâm Ngọc Linh tự nhiên chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng lượng sâm hiện có trên thị trường, đây cũng là một con số khá ít ỏi bởi tình trạng khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý và các chính sách đầu tư nghiêm ngặt.
Thần dược sâm Việt Nam sở hữu hàm lượng saponin cao nhất thế giới
Nhắc đến sâm Ngọc Linh, điều người ta nghĩ đến đầu tiên là giá trị dược liệu của loại sâm quý này. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của sâm Ngọc Linh chứa tới 52 loại hợp chất saponin, trong đó chỉ có 26 loại saponin đã được xác định trong các loại sâm khác (sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 26 loại saponin còn lại có cấu trúc mới hoàn toàn, riêng có ở sâm Ngọc linh. Ngoài ra trong sâm còn có 14 axit béo, 17 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được), 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Lá và cọng sâm cũng chứa 19 saponin pammaran, trong đó 8 loại có cấu trúc mới.
Với thành phần dược tính như trên, thương hiệu sâm Ngọc Linh Việt Nam được đánh giá là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, nằm trong top 4 loài sâm tốt nhất trên thế giới (bao gồm: nhân sâm Hàn Quốc, sâm Ngọc Linh Việt Nam, sâm Cao Ly Triều Tiên và sâm Mỹ).
Sâm Ngọc Linh – top 4 loại sâm tốt nhất thế giới
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam dùng như một bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét và đau bụng.
Theo T.S Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm; kích thích hệ miễn dịch; chống oxy hóa, lão hóa; phòng chống ung thư; bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp,… Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Sâm Ngọc Linh góp phần xây dựng kinh tế – xã hội đất nước
Với sự đa dạng về thành phần dược tính và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe con người, không khó để lý giải nhu cầu và giá bán của sâm Ngọc Linh ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Cao Ly gấp nhiều lần.
Cũng như các loại dược liệu có giá trị kinh tế cao khác, với cây sâm Ngọc Linh, theo ước tính với chi phí bỏ ra ban đầu 3 tỷ/ha, sau 5 năm có thể thu về 30 tỷ đồng. Đây là một con số trong mơ với bà con vùng rừng. Kể từ sau khi được phát hiện và công bố rộng rãi, tuy có mức giá đắt đỏ, song mặt hàng sâm Ngọc Linh luôn trong tình trạng khan hiếm và có tiền cũng chưa chắc đã mua được.
Tại Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác diễn ra ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ cần chú trọng loài cây “đẻ trứng vàng” sâm Ngọc Linh – quốc bảo của Việt Nam để thúc đẩy, phát huy tiềm năng kinh tế xã hội của địa phương. Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh là một vấn đề cấp thiết gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, Thủ tướng còn khẳng định: “Nếu nói sức khỏe là vàng thì Sâm Ngọc Linh còn quý hơn vàng vì ngoài những giá trị về sức khỏe, còn ẩn chứa những tiềm năng kinh tế to lớn”. Quảng Nam, Kon Tum là 2 “thủ phủ” của loại biệt dược đặc hữu này.
Thực tế đã chứng minh rằng, nhờ việc đầu tư vào khai thác và trồng sâm Ngọc Linh quy mô lớn đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động phổ thông tại địa phương, xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ phát triển kinh tế – xã hội vùng và đất nước.
Giá trị kinh tế tác động đến giá trị về mặt môi trường
Khi việc trồng sâm Ngọc Linh tại các khu rừng nguyên sinh thu lại lợi nhuận lớn, dĩ nhiên nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh cho việc đầu tư vào mảnh đất màu mỡ này. Các khu đồi trọc dần được phủ xanh và việc chặt phá rừng bị ngăn chặn, tất cả đang tập trung cho việc nuôi trồng cây sâm Ngọc Linh thì diện tích rừng nguyên sinh cũng được giữ gìn và ngày càng mở rộng.
Có thể nói, bảo vệ sâm Ngọc Linh sẽ đi đôi với bảo vệ sự nguyên sinh của rừng, tạo nên nét đẹp về môi trường sinh thái, giúp cho cuộc sống con người trong xanh và an lành hơn.
Sâm Ngọc Linh MHG và dự án bảo tồn, phát triển “quốc bảo” sâm Ngọc Linh
Nhận thấy những giá trị tốt đẹp của sâm Ngọc Linh cũng như nắm được phương hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công ty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã ra đời mang theo sứ mệnh bảo tồn và phát triển sản vật quý hiếm này.
Ngay từ những ngày đầu thành lập (2017), MHG đã tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến sâm Ngọc Linh như Nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; Sản xuất và phân phối sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh; Cung cấp sản phẩm và viễn thông; Đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái; Spa Dược liệu Sâm.
Đến cuối năm 2021, công ty đã trồng thành công 30,000 gốc sâm Ngọc Linh tại xã Trà Nam, huyện Nam Trà My thông qua hợp tác liên kết với các đơn vị trồng sâm được cấp phép tại tỉnh Quảng Nam. Kế hoạch sang năm 2022 quy mô sẽ mở rộng lên 260,000 gốc sâm ở cả 2 xã Trà Nam và Trà Linh.
Vườn sâm Ngọc Linh MHG trồng dưới tán rừng
Bên cạnh đó, MHG đã mua lại HTX Tuyết Sơn (Kon Plông) chuyên trồng sâm để thực hiện dự án MHG Farm kết hợp giữa loại hình sinh thái nghỉ dưỡng và bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh. Dự kiến vào tháng 3/2022 sẽ tiến hành trồng thử nghiệm 30,000 gốc sâm giống di thực từ Quảng Nam ra Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum.
Sâm Ngọc Linh MHG được trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” (2021)
Với những cố gắng không ngừng, MHG đã dần khẳng định quyết tâm và sự nghiêm túc trong việc gìn giữ và phát triển sâm Ngọc Linh, khát khao lan toả những giá trị tốt đẹp của sản phẩm đến cộng đồng cũng như đưa “quốc bảo nghìn năm Việt Nam” vươn tầm thế giới.
Trên đây là những giá trị gắn liền với sự phát triển của thương hiệu sâm Ngọc Linh Việt Nam. Để góp phần ủng hộ “quốc bảo” sâm cũng như mua được sản phẩm sâm Ngọc Linh chính gốc, chất lượng, hãy liên hệ với Sâm Ngọc Linh MHG (địa chỉ website: https://samngoclinhmhg.com/) – đơn vị có vườn trồng sâm trên núi Ngọc Linh đã được nhà nước cấp phép đủ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng để đảm bảo sâm củ to, hàm lượng dược tính cao, tốt cho sức khỏe người dùng.