Cúm B là một trong những bệnh cúm thường hay gặp ở Việt Nam. So với cúm A thì các triệu chứng bệnh của cúm B có phần nhẹ hơn. Tuy nhiên khi mắc bệnh cũng không nên quá lơ là và chủ quan. Cùng Tung Tăng đi tìm hiểu rõ hơn cúm B là gì trong bài viết này nhé!
Cúm B là gì?
Cúm B là một loại bệnh truyền nhiễm do một loại virus lành tính gây ra. Loại virus này sẽ gây nên bệnh cúm thông thường và không quá nghiêm trọng. Cúm B là loại bệnh tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi với thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 3 ngày.
Bệnh cúm B thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa và có thể lây truyền quanh năm. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc. Cúm B rất dễ lây từ người này sang người khác và có thể thành dịch trong công đồng. Mọi đối tượng đều có thể nhiễm cúm B, đặc biệt là người già, trẻ em dưới 5 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…
Triệu chứng Cúm B
Người mắc cúm B thường sẽ bị sốt cao từ khoảng 38 đến 40 độ C đồng thời còn kèm theo một số triệu chứng như
– Triệu chứng đường hô hấp: đau rát cổ, ho, sổ mũi, viêm họng. Tùy thuộc vào cơ địa và đối tượng bệnh mà các triệu chứng trên có thể nghiêm trọng và có biến chứng nặng hơn.
– Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, đau nhức, chân tay không có lực, ớn lạnh toàn thân, hoa mắt, đau đầu, đau nhức cơ, đau khi vận động.
– Triệu chứng đường tiêu hóa: miệng đắng, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Các triệu chứng của cúm B thường không quá nặng và hay bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng khác như viêm phổi, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,… Với những người bị hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính,… thì các triệu chứng của cúm B có thể năng hơn.
Phân biệt cúm B với cúm A và cúm C
Mặc dù đều là các bệnh cúm và có triệu chứng bệnh tương đồng nhất, nhưng cả ba bệnh cúm A, B, C đều có những đặc điểm riêng và không giống nhau. Có thể phân biệt ba loại cúm này như sau:
– Cúm A: Đây là dạng cúm phổ biến với nhiều chủng loại như H1N1, H5N5, H7N9,… Loại cúm này có thể lây từ động vật sang người và có khả năng lây lan trong không khí cao. Người mắc cúm A thường có triệu chứng nặng hơn cúm B và cúm C và dễ xảy ra biến chứng nếu như không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Cúm B: Chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người mà không lây truyền qua động vật. Khác với cúm A, cúm B chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất và ít có khả năng phát triển thành đại dịch. So với cúm A thì triệu chứng của cúm B thường nhẹ và ít nguy hiểm hơn.
– Cúm C: Đây là dạng cúm có mức độ nhẹ nhất và các triệu chứng của cúm C thường sẽ không gây hại.
Phòng ngừa Cúm B
Bạn có thể chủ động phòng ngừa cúm B bằng các biện pháp sau đây
– Luôn giữ ấm cơ thể, giữ cổ họng luôn ấm.
– Bổ sung nhiều dưỡng chất cũng như là vitamin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khi hắt hơi cần lấy tay che miệng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, sát khuẩn tay khi chạm vào các đồ dùng ở nơi công cộng.
– Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao thể trạng.
– Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân cúm B hoặc các trường hợp mắc cúm B khi không cần thiết để tránh bị lây nhiễm.
– Mang khẩu trang khi đến các nơi công cộng.
– Nếu có các tiệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi,… ngày càng tăng nặng thì cần đến ngay cơ sở ý tế để được khám và xử trí kịp thời.
– Chủ động tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.