Bắt đầu từ ngày 1/1/2021, các quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động thay đổi khá nhiều so với trước đây. Điều này đã gây không ít hoang mang cho người lao động khi chưa nắm rõ cách tính lương hưu mới như thế nào. Bài viết này blog Tung Tăng sẽ giúp giải đáp các thắc mắc về cách tính lương hưu cũng như các điều kiện, quy định được thay đổi trong lần điều chỉnh này.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất dành cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Có bắt buộc phải tham gia hay không?
Cách gõ 10 ngón phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng
Cách tính lương hưu hàng tháng
Theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 7 Ngị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXh, cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tính như sau:
Lương hưu sẽ được tính bằng: Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng mà bạn đóng Bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp về hưu trước ngày 1/1/2018 thì sao?
Với các trường hợp về hưu trước ngày 1/8/2018, cách tính lương hưu như sau:
- Nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (thời gian tham gia bảo hiểm xã hội – 15 năm) x2%.
- Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (thời gian tham gia bảo hiểm xã hội – 15 năm) x3%.
Với những trường hợp về hưu từ ngày 1/1/2018, cách tính lương hưu theo thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tăng dần. Cụ thể:
- Từ 1.1.2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội – 16 năm) x 2%.
- Từ 1.1.2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội – 17 năm) x 2%.
- Từ 1.1.2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội – 18 năm) x 2%.
- Từ 1.1.2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội – 19 năm) x 2%.
- Từ 1.1.2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội – 20 năm) x 2%.
Tuy nhiên, tỷ lệ này không vượt quá 75%. Với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn so với số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% thì đến khi nghỉ hưu, ngoài mức lương hưu được nhận sẽ còn được hưởng mức trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần này sẽ tính theo số năm mà người đó đóng bảo hiểm xã hội cao hơn so với số năm tương ứng hưởng tỷ lệ 75%. Mỗi một năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính bằng 0,5 mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện để được hưởng mức lương hưu theo đúng quy định
Điều 54, Luật bảo hiểm xã hội quy định, người lao động sẽ được hưởng mức lương hưu sau khi đã đóng đủ 20 năm BHXH trở lên, đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt như:
- Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, lao động làm việc ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề sẽ được hưởng mức lương hưu theo quy định.
- Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Lực lượng quân nhân, công an nhân dân thì độ tuổi nghỉ hưu cũng được giảm xuống.
- Người lao động trong lĩnh vực khai thác than trong hầm lò được nghỉ hưu khi đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Với lao động nữ hoạt động ở các xã, phường, thị trấn thì có đủ từ 15 đến 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ 55 tuổi là được hưởng lương hưu theo quy định.
Lưu ý:
Trong khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXh, người lao động đã gần đến tuổi hưởng lương hưu, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa là 06 tháng có thể đóng bảo hiểm xã hội một lần cho các số tháng còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định.
Luật pháp Việt Nam vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ mất sức khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định.