Những miếng mứt dừa có màu sắc bắt mắt, giòn dai thơm mùi dừa chắc chắn sẽ là món ăn thú vị cho dịp Tết này. Bạn hãy cùng Blog Tung Tăng tham khảo cách làm mứt dừa non dưới đây để đón Tết Tân Sửu nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Mách bạn cách làm mứt gừng đón Tết tại nhà đơn giản, có lợi cho sức khoẻ
Mứt mãng cầu xiêm – Nghe thì lạ nhưng cách làm lại cực đơn giản
Gợi ý những món mứt tết phổ biến và rất tốt cho sức khỏe
Mục lục:
Nguyên liệu làm mứt dừa non
- 1.5 kg cùi dừa non
- 765g đường cát trắng
- 1 muỗng bột trà xanh
- 2 muỗng canh sữa đặc
- 1 muỗng canh muối
- 1/2 trái chanh
- 50ml nước cốt chanh dây
Khi chọn mua cùi dừa non để làm mứt, bạn nên chọn loại dừa non với lớp cùi hơi dày một chút để có thể tách cùi dừa thành từng miếng lớn để tạo hình bằng khuôn.
Cũng không nên lựa chọn cùi dừa quá dày và già bởi khi làm mứt sẽ bị cứng, không đạt được độ dẻo nhất định, nếu chọn cùi dừa non quá cũng sẽ không thể làm mứt được.
Cách làm mứt dừa non
Cắt và ngâm cùi dừa
Dừa mua về chặt làm đôi, dùng dao nạo phần cùi dừa ra, xắt thành từng miếng dài với chiều dài và rộng trong khoảng 4 – 5cm. Tiếp đó, bạn lấy từng miếng dừa đem cắt chéo thành từng miếng nhỏ hình tam giác.
Để mứt dừa được trắng và ngon hơn, bạn cho vào tô to 2 lít nước lạnh, dùng nước cốt của 1/2 quả chanh, thêm 1 thìa canh muối, khuấy đều rồi cho cùi dừa đã xắt nhỏ vào ngâm. Ngâm trong khoảng 30 phút để miếng dừa trắng, không bị thâm.
Chần sơ cùi dừa
Sau khi đã ngâm xong, bạn cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp, mở lửa vừa và đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho cùi dừa vào trần sơ qua trong khoảng 5 phút để giảm bớt đi phần dầu ở trong dừa
Sau đó, bạn rửa lại dừa với nước lạnh trong khoảng từ 2 – 3 lần cho đến khi thấy nước trong thì vớt cùi dừa ra, để ráo nước.
Ướp và tạo màu mứt
Cùi dừa sau khi được trần sơ, để ráo nước thì đổ vào tô, trộn đều cùng với 750g đường và ngâm trong khoảng 1 tiếng để dừa ngấm đều.
Tiếp đó, bạn chia dừa thành 3 phần bằng nhau và cho vào 3 tô:
- Tô thứ 1 bạn để nguyên để làm món mứt dừa non màu trắng
- Tô thứ 2 hoà tan 50ml nước cốt chanh dây cùng 15g đường, sau đó cho vào tô trộn đều để làm mứt dừa non màu vàng
- Tô thứ 3 bạn dùng 1 muỗng canh bột trà xanh trộn đều để tạo mứt dừa non màu canh.
Sau khi tạo màu xong, bạn ngâm khoảng 3 tiếng để dừa ngấm đều màu.
Sên mứt dừa
Bạn cho chảo chống dính lên bếp, cho tô dừa trắng vào đun với lửa lớn, đảo nhanh đến khi nước đường sôi rồi hạ lửa nhỏ, tiếp tục đun cho đến khi nước đường gần cạn.
Lúc này, bạn sử dụng 2 muỗng canh sữa đặc và sên cùng với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút để giúp mứt khô hoàn toàn. Tiếp đó, cho mứt ra một cái mẹt hoặc đĩa sạch để chờ mứt nguội.
Bạn làm tương tự với cả 2 tô mứt màu vàng và màu xanh.
Mứt dừa non thành công có mùi thơm ngọt, dẻo ngon, béo ngậy với vị ngọt thanh chắc chắn sẽ khiến cho bạn thích mê, ăn hoài không chán trong ngày Tết.
Công dụng tuyệt vời của mứt dừa có thể bạn chưa biết
Không chỉ là món mứt cực kỳ ngon, đơn giản dễ làm mà mứt dừa còn mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn.
Chữa bỏng và mụn nhọt
Dầu dừa từ lâu đã trở lên nổi tiếng với rất nhiều công dụng làm đẹp cho các chị em. Mứt dừa cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt với món mứt dừa trà xanh kết hợp với nhau còn có công dụng giải nhiệt, thanh mát bởi trà xanh có tác dụng giải đọc, làm mát và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến mụn nhọn.
Chữa táo bón
Trong những ngày Tết, chúng ta thường có xu hướng nạp nhiều chất đạm và điều này vô tình khiến bạn bị táo bón. Mứt dừa có thêm một công dụng nữa chính là nhuận tràng. Cùng với những vị thuốc chống táo bón trong dân gian, vị ngọt bùi, thanh mát từ mứt dừa rất dễ ăn mà lại đem tới hiệu quả nhanh hơn.
Chữa viêm loét dạ dày
Trong dừa có chứa nhiều chất enzym có lợi cho đường tiêu hoá. Mứt dừa có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, giống như với các loại mứt khác, những người có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, người béo phì nên hạn chế loại mứt này.