Khai thai định kỳ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng mà khi mang thai mẹ bầu nào cũng phải thực hiện. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu biết được thực trạng phát triển của con mình từ đó có những cách dưỡng thai đúng cách. Mẹ bầu cần nắm kỹ 8 mốc khám thai quan trọng sau để có thể chăm sóc tốt cho thai kỳ của mình.
Mục lục:
Mốc thứ nhất – sau khi chậm kinh 1 tuần
Một trong những mốc khám thai quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó chính là sau khi bị chậm kinh từ 1, 2 tuần. Nếu như bạn có quan hệ và sau khi chậm kinh và thử que thử thai lên hai vạch thì bạn nên đi khám thai để có thể biết chính xác việc có mang thai hay không. Trong trường hợp có mang thai thì sẽ biết được tuổi thai và ngày dự sinh, xem thai đã vào tử cung hay chưa và tình trạng thai nhi nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung, thai trứng, đa thai, thai lưu,…
Mốc thứ hai – tuần thai thứ 7 hoặc 8
Mục đích của việc thăm khám thai ở mốc thời gian này là để xác định có tim thai hay chưa, kích thước túi ối, chiều dài phôi. Bên cạnh đó, trong lần thăm khám này mẹ bầu cũng sẽ được tiến hành thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu để xem có mắc phải một số bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp,.. hay không. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn phương hướng chăm sóc thai kỳ phù hợp.
Mốc thứ ba – tuần thai thứ 11 đến 13
Mốc khám thai tiếp theo là khi thai nhi bắt đầu sang tuần thứ 11, đây là một mốc khám thai khá quan trọng vì lúc này mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm đo độ mờ da gáy, đo chỉ số xung động mạnh tử cung việc này giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh, phát hiện các bất thường có thể phát triển ở tuổi thai này. Bên cạnh đó, ở tuổi thai này mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down ở giai đoạn sớm của thai kỳ.
Mốc thứ tư – tuần thai thứ 16 đến 22
Khi mẹ bầu ở tuần thai thứ 16 đến 22 thông qua siêu âm thì có thể phát hiện được những bất thường về hình thái của thai nhi như dị dạng cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi,…
Mốc thứ năm – tuần thai thứ 22 đến 28
Với lần khám thai thứ 4 này là để siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 4D để có thể kiểm tra hình thái thai tri, tầm soát các bất thường liên quan đến các vị trí như tim, bụng, xương, não, cột sống, chân tay,.. và cũng để kiếm tra vị trí bám của nhau thai và lượng nước ối. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để mẹ bầu tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.
Mốc thứ sáu – tuần thai thứ 28 đến 32
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị tật thai nhi lần 3 để có thể phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như giãn não thất, tắc ruột, nhiễm trùng vào thai,… và sự phát triển chung của thai nhi để đưa ra tư vấn phù hợp cho mẹ bầu. Đây cũng là thời điểm để mẹ bầu làm xét nghiệp tiểu đường lần 2 để có thể biết mình có bị tiểu đường thai kỳ không.
Mốc thứ 7 – tuần thai thứ 32 đến 34
Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kịch thước thai nhi, bên cạnh đó mẹ bầu cũng sẽ được khám tổng quát lại, theo dõi động mạch tử cung của mẹ và động mạch tốn, não của thai nhi. Và trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.
Mốc thứ 8 – tuần thai thứ 35 hoặc 36
Ở tuần thai thứ 35 hay 36, khi khám thai mẹ bầu sẽ được chạy máy Monitor sản khoa để ghi nhận cơn co tử cung và sự thay đổi của tim thai. Ngoài ra khi khám bác sĩ cũng sẽ dự đoán cân nặng thai nhi khi sinh, kiểm tra tình trạng dây rốn và nưới ối có đạt mức an toàn cho bé hay không. Từ sau lần khám thai này, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cũng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.