Tiểu đường nên ăn gì? Top 10 thực phẩm vàng cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng rối loạn mà trong đó lượng đường trong máu hoặc đường huyết của một người quá cao. Một số triệu chứng của tình trạng này bao gồm, hay đói, mệt mỏi, mờ mắt và giảm cân không rõ nguyên nhân. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một trong những cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả nhất đó là duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Sau đây, Tung Tăng sẽ giúp bạn lên danh sách những thực phẩm có khả năng giảm lượng đường trong máu rất phù hợp đối với bệnh nhân tiểu đường.

1. Rau màu xanh lá

tiểu đường nên ăn gì, người bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực phẩm cho người tiểu đường

Các loại rau lá xanh có hàm lượng carbs thấp, lượng chất xơ cao nên có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Các loại rau tốt cho người tiểu đường có thể kể đến như: rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh và các loại rau lá giàu vitamin C khác. 

2. Quế

Ngoài đặc tính chống oxy hóa mạnh, quế còn được biết đến với khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Cụ thể, quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.

3. Cá giàu chất béo

tiểu đường nên ăn gì, người bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực phẩm cho người tiểu đường

Các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá thu vốn được biết đến là một nguồn cung cấp DHA và EPA, và là những axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thường xuyên tiêu thụ những chất béo này rất có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường.

DHA và EPA trong cá giúp giảm các dấu hiệu viêm, cải thiện hoạt động của động mạch sau bữa ăn và bảo vệ các tế bào trong mạch máu. Cá cũng giàu protein chất lượng cao giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tăng tỷ lệ trao đổi chất.

4. Hạt Chia

Hạt Chia là thực phẩm ít carbs nhưng rất giàu chất xơ và dễ tiêu hóa. Khi hạt chia gặp nước sẽ tạo thành hỗn hợp nhầy, từ đó làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ di chuyển và hấp thụ của thức ăn qua ruột.

Ngoài ra, lượng chất xơ có trong hạt Chia cũng giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và tăng cân không cần thiết. Hạt Chia cũng đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và các dấu hiệu viêm.

5. Sữa chua Hy Lạp

tiểu đường nên ăn gì, người bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực phẩm cho người tiểu đường

Sữa chua Hy Lạp là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường vì đây là thực phẩm có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Ngoài ra, sữa chua Hy Lạp cũng ít carbs và giàu protein hơn sữa chua thông thường. Hàm lượng protein cao sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân một cách tự nhiên

6. Hạt lanh

Trong hạt lanh có chứa nhiều chất xơ không hòa tan từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. 

Bên cạnh đó, ăn nhiều hạt lanh giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ nhớt cao trong hạt lanh còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, độ nhạy insulin và cảm giác no trong cơ thể.

7. Quả hạch

tiểu đường nên ăn gì, người bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực phẩm cho người tiểu đường

Hầu hết các loại hạt đều chứa nhiều chất xơ vì vậy thường xuyên tiêu thụ các loại hạt có thể có thể giúp giảm viêm và giảm mức HbA1c, lượng đường trong máu và LDL trong cơ thể.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường có mức insulin cao và điều này có thể dẫn đến bệnh béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh Alzheimer hoặc ung thư. Quả óc chó đã được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể mức insulin trong cơ thể.

8. Giấm táo

Mặc dù được làm từ quả táo, nhưng trong giấm táo chứa rất ít carbs vì hàm lượng đường trái cây đã được lên men thành axit axetic.

Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu lúc đói. Đặc biệt là khi sử dụng giấm táo trong các bữa ăn giàu carbs, sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu tới 20%. 

9. Tỏi

tiểu đường nên ăn gì, người bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực phẩm cho người tiểu đường

Tỏi vốn được biết đến là một siêu thực phẩm với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Một số tác dụng của tỏi với bệnh tiểu đường có thể kể đến như giảm viêm, giảm lượng đường trong máu và cải thiện mức LDL. Ngoài ra, tỏi cũng có thể rất hiệu quả trong việc giảm mức huyết áp trong cơ thể. 

10. Dâu tây

Dâu tây rất giàu anthocyanins, đây là những chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm lượng insulin và cholesterol ngay sau bữa ăn. Dây tây cũng có tác dụng ngăn chặn nguy cơ tăng lượng đường trong máu và bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, dâu tây còn rất giàu chất xơ và vitamin C mang đến lợi ích chống viêm cho sức khỏe tim mạch.

Đánh giá bài viết này nhé!