Trước Tết Nguyên Đán, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người ta thường hay bày mâm cúng để cúng ông Công ông Táo nhà mình. Vậy thực chất ngày 23 tháng Chạp là ngày gì và tại sao phải cúng ông Công ông Táo vào ngày này, hãy cùng Tung Tăng đi theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
23 tháng Chạp là ngày gì?
Theo quan niệm truyền thống dân gian của Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp hàng năm tức là ngày 23 tháng 12 Âm Lịch chính là ngày Tết ông Công ông Táo.
Vào ngày này, thường sẽ chuẩn bị một mâm cúng để cúng ông Công ông Táo để ông Công ông Táo chuẩn bị về chuẩn bị về chầu Trời.
Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta thì ông Công ông Táo chính là những vị thần giữ lửa cho gian bếp, nếp bếp gia đình nhà bạn luôn êm ấm, hạnh phúc. Ông Công ông Táo chính là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình gia chủ, có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình gia chủ luôn được bình yên. Chính vì điều đó mà việc thờ ông Công ông Táo trong nhà mang một ý nghĩa là cầu mong sự ấm no, đủ đầy và bình yên trong gia đình.
Việc cúng ông Công ông Táo hàng năm chính là để cúng cho các vị về chầu trời bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình một năm qua của gia đình bạn và cầu chúc cho một năm mới may mắn, bình yên, mọi việc, mọi sự trong gia đình gia chủ luôn được thuận lợi và tốt lành.
Thời gian cúng ông Công ông Táo
Thông thường, thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp tức là khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ ngày 23 tháng 12 Âm lịch. Nhiều người sẽ lựa chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm trước khi ông Công ông Táo về thiên đình bẩm báo với hàm ý là để ông Công ông Táo có thời gian chuẩn bị chu đáo.
Hoặc có nhiều người lựa chọn cúng đúng vào ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về trời. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nên cúng ông Công ông Táo trước khi hết giờ Ngọ.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
Để cúng ông Công ông Táo cho chuẩn chỉnh bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau
– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Đối với mũ ông Công bạn cần chuẩn bị đầy đủ ba chiếc bao gồm hai chiếc mũ đàn ông và một mũ đàn bà cho hai ông Táo và bà Táo. Đối với mũ ông Táo thì có hai cánh chuồn, còn bà Táo thì không cần có cánh chuồn.
– Cá chép: Một trong những lễ vật mà bạn không nên bỏ sót đó chính là cá chép. Vì cá chép tượng trưng cho phương tiện đi lại của ông Công, ông Táo. Bạn có thể lựa chọn cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được.
– Tiền vàng: Nên chuẩn bị một ít tiền vàng trong mâm cúng ông Công, ông Táo, nó tượng trưng cho lộ phí để ông Công, ông Táo đi về trời.
– 1 chiếc áo và 1 đôi hia: Vì ông Công, ông Táo về trời để diện kiến Ngọc Hoàng cho nên bạn cần chuẩn bị trang phục mới cho ông Công, ông Táo được chỉnh chu trước mặt Ngọc Hoàng.