Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) năm nay rơi vào thứ Ba ngày 25/01/2022 Dương lịch. Đây chính là khoảng thời gian mà người người, nhà nhà chuẩn bị những mâm cỗ ngon, đủ đầy để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời theo phong tục cổ truyền.
Mục lục:
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Trong mâm cúng ông Công ông Táo thường có rất nhiều món, trong đó phải có những món cơ bản như: Gạo, muối, thịt lợn vai luộc, món xào thập cẩm, chè kho, giò, xôi, hoa quả, ấm chè sen, 3 chén rượu, bưởi, cau, lá trầu không, 1 lọ hoa cúc và tiền vàng mã. Trong đó, chắc chắn không thể thiếu những con cá chép (sống hoặc cá chín) bởi theo quan niệm từ xa xưa, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên chầu trời.
Mâm cúng ông Công ông Táo
Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng thêm một con gà luộc để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
Trong khi đó tại miền Nam, tuỳ theo từng nhà, các gia đình miền Nam có làm lễ mặn với xô gà, chân giò luộc, các món canh hoặc lễ chay như trầu cau, hoa quả và không thể thiếu tiền vàng, giấy bạc để tiễn ông Táo lên chầu trời.
Mâm cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc
Bên cạnh các lễ vật như vàng mã, cá chép, nhiều nơi ở miền Bắc còn cũng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta thường cố ý để chè vương lên đầu ông rau, thậm chí có thể chủ động bôi chè lên đầu rau để ông Táo lên chầu trời trình bày cho ngọt giọng.
Các gia đình có trẻ con sẽ cúng thêm gà sống luộc
Lễ vật cúng ông Táo gồm có: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ ông và một mũ bà). Mũ dành cho ông Táo thì có 2 cánh chuồn, mũ của bà Táo không có cánh chuồn và có thể có 3 con cá “vàng mã” để các Táo lên chầu trời.
Mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Nam
Mâm cúng ông Công ông Táo theo phong tục của người miền Nam về cơ bản cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Bên cạnh những vật phẩm cúng chủ đạo thì người miền Nam còn có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
Mâm cơm cúng sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện từng gia đình
Bộ “cò bay, ngựa chạy” chính là hình con cò và con ngựa được cắt bằng giấy nhưng không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc. Tết Táo Quân ở trong miền Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép để thả và không hoá vàng áo mũ thờ vì không thờ áo mũ.
Thời gian thích hợp cúng ông Công ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Kỷ Mùi, gia chủ nên cúng vào những giờ sau để mang lại những điều tốt lành.
Khung giờ từ 5h – 7h hoặc 9h – 11h
Từ 5-7h sáng ngày 23 chính là giờ Mão – giờ Đại An.
Nên cúng ông Công ông Táo trong khoảng thời gian từ 5-7h hoặc từ 9-11h
Cúng Táo Quân vào thời gian này ngụ ý nhờ Táo Quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Bên cạnh đó, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này chính còn là mang tới sức khoẻ tốt lành, sự bình an trong tâm trí của gia chủ.
9-11h ngày 23 tháng Chạp chính là giờ Tỵ là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo Quân lên chầu trời vào khung giờ này sẽ mau chóng đem lại những chuyện may mắn và vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hoá giải kịp thời cho những xui xẻo sẽ có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, chuyên gia phong thuỷ còn khuyên mọi người cần làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.