Thế giới có bao nhiêu quốc gia là một câu hỏi được nhiều người quan tâm và gây nhiều tranh cãi vì vấn đề phân định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
Theo công ước Montevideo 1933, một quốc gia được công nhận là có chủ quyền hoàn toàn nếu đáp ứng được 4 tiêu chí sau. Thứ nhất phải có lãnh thổ riêng với đường biên giới rõ ràng. Thứ hai phải có dân số thường trú, chính phủ và các cơ quan pháp luật. Thứ 3 là phải có chủ quyền kiểm soát tuyệt đối trên lãnh thổ của mình. Và cuối cùng là có khả năng duy trì các mối quan hệ ngoại giao.
Thế giới có bao nhiêu quốc gia?
Số lượng các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn tổng hợp. Tuy nhiên, số liệu của Liên hợp quốc được xem là nguồn đáng tin cậy nhất. Một quốc gia nếu muốn trở thành thành viên của Liên hợp quốc thì phải trải qua quá trình đánh giá và bỏ phiếu của các thành viên hiện có.
Cụ thể, một quốc gia muốn xin gia nhập Liên hợp quốc phải nhận được sự đồng ý của cả năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc).
Hiện tại, trên thế giới có tổng cộng 204 quốc gia. Trong đó bao gồm:
– 193 quốc gia được công nhận là thành viên Liên Hợp Quốc
– 2 quan sát viên của Liên hợp quốc (Vatican và Palestine).
– 2 quốc gia được công nhận độc lập trên thực tế là Đài Loan và Kosovo.
– 1 quốc gia tuy được nhiều nước công nhận nhưng không độc lập trên thực tế là Tây Sahara.
– 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố độc lập nhưng không được công nhận là Abkhazia (chỉ Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru, Tuvalu, Vanuatu công nhận)
– Bắc Síp (chỉ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận)
– Nam Ossetia (chỉ Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru công nhận)
– Somaliland, Transnistria và Nagorno – Karabakh (cả 3 quốc gia này chưa được quốc gia hay tổ chức quốc tế nào công nhận).
Quốc gia mới nhất trên thế giới là gì?
Quốc gia trẻ nhất trên thế giới là Nam Sudan, giành được độc lập từ Sudan vào ngày 9 tháng 7 năm 2011 sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Quốc gia mới này nằm ở phía nam của Sudan, phía bắc của Uganda và Kenya, và phía tây của Ethiopia. Là một quốc gia không giáp biển, Nam Sudan có dân số ước tính vào tháng 7 năm 2020 là 10.561.244. Thủ đô Juba của Nam Sudan là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ khoảng 20% dân số Nam Sudan sống ở các khu vực đô thị.
Quốc gia lớn nhất thế giới là gì?
Nga là quốc gia lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích 17.098.242 km trong đó 720.500 km vuông là mặt nước. Điều này làm cho Nga có diện tích gấp 1,8 lần Hoa Kỳ.
Nga có chung đường biên giới với 14 quốc gia: Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Estonia, Phần Lan, Georgia, Kazakhstan, Triều Tiên, Latvia, Lithuania, Mông Cổ, Na Uy, Ba Lan và Ukraine.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các mạng xã hội như Facebook, Tiktok thì chắc chắn bạn đã từng nghe nhắc đến thuật ngữ “low key”. Vậy Low key là gì? Mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của Tung Tăng nhé!
Low key là gì?
Low key là thuật ngữ chỉ những ngữ chỉ những những có lối sống kinh đáo, không phô trương, khoe khoang, biết tiết chế cảm xúc, tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng. Trái ngược với Low key là Highkey, tức là những người thích thể hiện cảm xúc mãnh liệt, thích ồn ào huyên náo.
Ngoài ra, Low key còn mang những ý nghĩa sau:
Trong âm nhạc, thuật ngữ low key được dùng để mô tả giọng nói và âm vực trầm, thấp, sâu.
Trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì low key là những bức ảnh lấy màu đen và bóng tối làm chủ đạo.
Dấu hiệu nhận biết người có tính cách Low key
Đặc điểm nhận dạng của những người có tính cách Low key đó là rất kín đáo trên mạng xã hội, rất ít (hoặc không bao giờ) đăng hình ảnh, trạng thái lên trang cá nhân Facebook, Tiktok, không để ảnh đại diện, hoặc để các hình nhân vật hoạt hình.
Khi nói chuyện thì ít nói về bản thân, không mồm mép, giỏi nói chuyện nhưng lại rất nhẹ nhàng, tâm lý và tinh tế.
Drama là một thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok. Vậy Drama là gì? Mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của Tung Tăng nhé?
Drama là gì?
Trong tiếng Anh, drama có nghĩa là kịch, thường dùng để chỉ một vở kịch hay phim chính kịch có nội dung mang tính hồi hộp, gay cấn, nhiều kịch tính.
Trong lĩnh vực phim ảnh, có một số hình thức drama phổ biến như web drama (phim dài tập phát sóng trên web phục vụ nhu cầu giải trí cho giới trẻ) và TV drama (phim dài tập được phát sóng trên truyền hình)…
Từ nghĩa gốc ban đầu thì từ drama trên các mạng xã hội Facebook, Tik Tok được dùng để chỉ những câu chuyện mang tính bóc phốt, phơi bày các vụ việc gây chấn động cộng đồng, xã hội, khiến dư luận đặc biệt quan tâm, chú ý, theo dõi.
Ý nghĩa một số thuật ngữ drama thường dùng
Tạo drama:Tức là hành động cố tình tạo ra những cuộc tranh cãi, bóc phốt trên mạng nhằm gây sự chú ý.
Hít drama:Là hành động biểu thị sự theo dõi, quan tâm đến một cuộc tranh cãi kịch tính nào đó trên mạng xã hội.
Drama cẩu huyết: Là thuật ngữ miêu tả những câu chuyện bi kịch với nội dung nhàm chán, nhạt nhẽo, xưa cũ khiến người nghe không muốn tiếp tục theo dõi.
Drama queen: Đây là thuật ngữ thường dùng để chỉ những cô nàng có tính cách hỗn loạn, thích “chuyện bé xé ra to”, thổi phồng mọi chuyện và không làm chủ được cảm xúc của mình dẫn đến cuộc sống nhiều rắc rối.
Với tình hình xăng tăng giá như hiện nay thì rất nhiều người quan tâm với xe máy thì 1 lít xăng đi được bao nhiêu km và dòng xe nào ít tiêu thụ nhiên liệu nhất. Vậy 1 lít xăng đi được bao nhiêu km xe máy?
1 lít xăng đi được bao nhiêu km xe máy?
Theo số liệu khảo sát của 5 hãng xe máy lớn phổ biến nhất tại Việt Nam là Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki thì mức tiêu hao nhiên liệu của từng hãng xe với quãng đường km như sau:
Honda: 1 lít xăng đi được khoảng 59,3 km đối với xe số và 51,2 km đối với xe tay ga.
Yamaha: 1 lít xăng đi được khoảng 58,1 km đối với xe số và 54,8 đối với xe tay ga.
SYM: 1 lít xăng đi được khoảng 59,6 km đối với xe số và 53,6 km đối với xe tay ga.
Piaggio: 1 lít xăng đi được khoảng 42,54 km.
Suzuki: 1 lít xăng đi được khoảng 45,8 km đối với xe số và 46 km đối với xe tay ga.
Như vậy, trung bình với xe máy thì 1 lít xăng đi được khoảng 40 – 60km.
Sào là là một đơn vị đo lường cổ của Việt Nam, thường được sử dụng để đo đạc diện tích đất nông nghiệp. Vậy 1 sào bằng bao nhiêu m2?
1 sào bằng bao nhiêu m2?
Mặc dù là một đơn vị đo lường phổ biến, tuy nhiên, mỗi vùng miền tại Việt Nam lại có những quy ước khác nhau về số lượng diện tích đất ứng với 1 sào.
Cụ thể, theo quy ước về diện tích đất nông nghiệp thì:
– 1 sào ở Bắc bộ = 360m2
– 1 sào ở Trung bộ = 497m2
– 1 sào ở Nam bộ = 1000m2
Khái niệm “sào” thường được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ở miền Nam, khái niệm “sào” được thay thế bằng khái niệm “công đất”. Có nghĩa là ở miền Nam nói 1 công đất tức là 1 sào và tương đương 1000m2.
Một số đơn vị đo lường cổ khác của Việt Nam như:
– 1 mẫu = 10 sào (với miền Bắc và miền Trung) hay 1 mẫu = 10 công (ở miền Nam)