Bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa hay nhất dành cho học sinh lớp 9

Dưới đây là bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 9 thuyết minh về cây lúa để các bạn tham khảo. Với mục đích giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng trong bài văn của mình, mời bạn tham khảo bài văn mẫu của Tung Tăng dưới đây.

Bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa

Việt Nam, một đất nước thường được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, Hồ Gươm, phố cổ Hội An, ẩm thực dân dã hay chiếc nón bài thơ,… Bên cạnh đó, Việt Nam còn được thế giới biết đến là đất nước có nền nông nghiệp phát triển và lâu đời, gắn liền chính là cây lúa Việt Nam, một loại cây không thể thiếu trong đời sống của con người nơi đây.

Cây lúa bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Á, có hình dáng nhỏ bé nhưng rất có giá trị, cây có nguồn gốc từ giống lúa dại. Cây lúa là loại thực vật được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar. Lúa được phân thành nhiều loại khác nhau như: lúa nếp, lúa tẻ, quy năm, tạp giao,… đồng nghĩa với việc mỗi loại sẽ có hình dáng cũng như hương vị khác nhau. Lúa là cây trồng quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam và là cây lương thực chính của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng.

Cây lúa có hình dáng thon, khi còn nhỏ dài khoảng một gang tay, lúc này người ta gọi là mạ. Khi cây lớn hơn một chút sẽ khoác cho mình một lớp áo xanh mướt và óng ả. Lá của cây lúa thon và dẹp, khi lúa trổ bông lá của cây sẽ biến hóa thành chiếc áo vàng. Đây là loại cây được trồng và chăm bón chủ yếu ở vùng đồng bằng chây thổ có phù sa bồi đắp.

 thuyết minh về cây lúa,  thuyết minh cây lúa, cây lúa, văn mẫu thuyết minh cây lúa, văn mẫu lớp 9

Theo truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu, gạo xuất phát từ cây lúa là nguyên liệu chính để làm ra hai chiếc bánh này. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, thì bánh chưng và bánh giầy được chọn để biếu vua cha và cũng trời đất nhằm ton vinh giá trị của hạt gạo và cây lúa của dân tộc Việt Nam.

Đến nay, cây lúa vẫn là nguồn lương thực chính không thể thiếu của mỗi gia đình Việt, đặc biệt nhờ có cây lúa mà nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra, cây lúa còn cung cấp cho con người những hạt gạo trắng ngần, trở thành nguyên liệu của những món ăn thơm ngon để làm các loại bánh, cơm, bún,… 

Không chỉ trong đời sống, cây lúa còn mang một ý nghĩa tinh thần hết hết hết sức mạnh mẽ và to lớn của người dân Việt Nam. Ngoài những món ăn thơm ngon, câu chuyện của Lang Liêu trong truyền thuyết. Cữ mỗi khi đến dịp Tết đến xuân về, cụ thể là Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, người dân nơi đây lấy gạo, nếp từ cây lúa để chế biến món bánh chưng, bánh tét hay bánh giầy để đón xuân về. Hầu hết, dịp Tết nhà và ai ai cũng có các loại bánh này như muốn dâng lên để cúng tổ tiên, những tinh hoa của thiên nhiên và trời trời đất ban tặng. Điều đó đã trở thành một món quà ý nghĩa về tinh thần của người dân Việt Nam, trở thành một trong những phong tục đậm nét Việt. 

Không những thế, nhờ cây lúa mà chúng ta có được những hạt gạo trắng ngần, thơm ngon để chế biến những sợi bún dai dai, dẻo bùi, hay món bánh cốm thường xuất hiện vào mùa thu và những nắm xôi nóng hổi, thơm lừng vào mùa đông. Thế nên, cây lúa không chỉ đem lại nguồn ẩm thực phong phú, đa dạng mà còn là tượng trưng cho một nền văn hóa lâu đời, văn minh cho người dân Việt Nam. Theo đó, cây lúa còn xuất hiện trong những lời ru, câu thơ hay những bài hát được tác giả gửi gắm. 

Có thể thấy, để có được cây lúa như ngày này, ông cha ta và người nông dân Việt Nam đã vất vả từng ngày để gìn giữ và lao động không ngừng. Tất cả từ khâu gieo mạ, cấy, chăm bón và vun xới để tạo ra những hạt gạo, hạt nếp quý giá. 

Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Đến Việt Nam, có thể chứng minh rằng tại đồng bằng Bắc Độ và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là nơi chứa đựng vựa lúa lớn tại Việt Nam. Không những vậy, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang mênh mông và xanh mướt. Vì là loại cây thích ứng với khí hậu nhiệt đới theo mùa mưa và mùa khô nên tại Việt Nam cây lúa trổ sinh rất tốt. Thế nên, cây lúa đã đưa Việt Nam từ một đất nước đói kém sau chiến tranh trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau nước Thái Lan về xuất khẩu lúa gạo. 

 thuyết minh về cây lúa,  thuyết minh cây lúa, cây lúa, văn mẫu thuyết minh cây lúa, văn mẫu lớp 9

Suốt bao năm qua, cây lúa trở thành biểu tượng, hình ảnh gắn liền của người dân Việt về mặt tinh thần và có giá trị về mặt vật chất và tinh thần, góp phần giúp đất nước ta tiến dần đến công nghiệp hoá. Cùng với đó, những cánh đồng lúa bát ngát, thoang thoảng mùi hương lúa gió đưa, hình ảnh bác nông dân cặm cụi gieo mạ gặt lúa,… chính là khoảnh khắc đẹp nhất của một vùng quê khi nhớ về, đã để lại ấn tượng trong lòng người dân Việt Nam: 

“Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn (dập dờn) 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

 thuyết minh về cây lúa,  thuyết minh cây lúa, cây lúa, văn mẫu thuyết minh cây lúa, văn mẫu lớp 9
Đánh giá bài viết này nhé!