Bút bi là một vật dụng rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt đối với học sinh sinh viên thì cây bút là người bạn đồng hành không thể thiếu trên hành trình tiếp thu tri thức. Nếu bạn đang tìm hiểu về nguồn gốc và cấu tạo của cây bút bi thì đừng bỏ qua bài thuyết minh về cây bút bi dưới đây của Tung Tăng nhé!
Bút bi có nguồn gốc từ có nguồn gốc từ phương Tây. Năm 1930, Lazo Biro – nhà báo người Hungary trong quá trình làm việc của mình đã tình cờ nhìn thấy viên bi chạy qua vũng nước để lại những vệt dài. Từ đó, ông đã nảy ra ý tưởng làm ra một loại bút viết mực mau khô để có thể thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Ý tưởng trên nhanh chóng được hiện thực hóa và được mọi người yêu thích vì tính hữu dụng và tiện lợi mà cây bút bi mang lại.
Cấu tạo của bút bi gồm có 3 phần là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ bút thường được là bằng chất liệu nhựa với ưu điểm là dẻo, bền và nhẹ. Vỏ bút bi được thiết kế hình trụ với chiều dài khoảng 14-15 cm. Công dụng của vỏ bút là bao bọc ruột bút, giúp cho việc cầm bút trở nên chắc chắn hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi. Phần ruột bút là một ống mực nhỏ làm từ nhựa dẻo trong suốt. Phía trên ruột bút là đầu bút được làm bằng kim loại. Trong đó, có 1 viên bi nhỏ ở đầu, khi viết thì con bi sẽ chuyển động giúp cho mực ra liên tục và đều đặn. Ngoài ra, bút bi còn có 1 lò xo ở phần đầu bút và nút điều chỉnh. Hai bộ phận này có sự liên kết với nhau.
Khi ấn vào nút điều chỉnh thì lò xo bị ép lại sẽ đẩy ngòi bút trồi ra. Sau khi sử dụng xong, bạn ấn vào nút điều chỉnh lần nữa thì lò xo giãn ra kéo ngòi bút thụt vào trong, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp ngòi bút không bị hư hại.
Bút bi là loại vật dụng có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi người sử dụng ấn vào nút bấm thì ngòi bút sẽ trồi ra, viên bi trên đầu bút sẽ chuyển động và tạo nên những nét chữ tròn trịa rõ ràng. Sau khi sử dụng xong bạn chỉ cần ấn vào nút điều khiển là ngòi bút sẽ thụt vào trong.
Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì ngày càng có nhiều loại bút vi khác nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nếu phân theo đặc điểm thì có thể chia bút bi thành hai loại là loại bút bi chỉ sử dụng một lần và loại bút bi có thể nạp lại mực để tái sử dụng. Loại bút bi dùng một lần là loại bút làm từ chất liệu nhựa và không thể dùng tiếp khi hết mực. Còn loại có thể nạp lại mực thường được sản xuất từ chất liệu kim loại có ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì có thể thay ống mực để sử dụng tiếp.
Nếu phân theo màu mực thì có các loại bút bi xanh, bút bi đỏ, bút bi tím, bút bi đen, bút bi sắc màu,….
Nếu phân loại theo hình dáng, cấu tạo thì có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để viết, có loại xoay thân bút để viết, có loại trượt lên để viết,…
Nếu phân theo nguồn gốc xuất xứ thì có bút bi sản xuất trong nước và bút bi nhập khẩu với rất nhiều kiểu dáng và màu sắc trang trí đa dạng, bắt mắt.
Thông thường, một cây bút bi dạng phổ thông có giá tiền trong khoảng 3000 – 5000 VNĐ. Đây là mức giá khá phù hợp với túi tiền đối tượng học sinh sinh viên. Ngoài ra những loại bút được thiết kế, trang trí đặc biệt để trang trí hay làm quà tặng thì sẽ có mức giá cao hơn, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn.
Cách bảo quản bút bi cũng khá đơn giản. Hãy luôn đậy nắp lại hoặc nhấn phần nút điều chỉnh cho ngòi bút thụt vào khi không sử dụng để tránh làm bút khô mực và cũng như bảo vệ ngòi bút tránh bị va đập. Bên cạnh đó, khi bút bị tắc mực không viết được thì bạn có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút. Trong trường hợp bút để lâu ngày bị khô mực thì bạn có thể ngâm ruột bút trong nước ấm trong 15 phút thì mực sẽ hết khô và có thể viết lại bình thường.
Bút bi là một phát minh lớn của nhân loại và là người bạn đồng hành của rất nhiều thế hệ học sinh trên hành trình trau dồi tri thức. Dù cuộc sống có ngày càng hiện đại và phát triển, bút bi có được cải tiến thêm nhiều về đặc điểm, cấu tạo và mẫu mã thì chắc chắn bút bi vẫn giữ nguyên vai trò hữu ích của mình với cuộc sống con người.