Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào? Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết được mong chờ của người Việt Nam. Vậy tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào? Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương, tết diệt sâu bọ là một ngày tết truyền thống trong năm của người Việt Nam và một số nước phương Đông khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản.

Theo nghĩa Hán Việt, Đoan có nghĩa là mở đầu còn ngọ là giờ Ngọ (khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều). Như vậy ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

tết đoan ngọ 2021, tết đoan ngọ là gì, mâm cúng tết đoan ngọ

Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ có nghĩa là ngày tiêu diệt sâu bọ cũng như các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, cầu mong một mùa vụ tươi tốt, bội thu.

Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào?

Theo quy ước của ông bà xưa để lại, tết Đoan Ngọ bắt đầu vào ngày 5/5 âm lịch, như vậy, theo lịch vạn niên năm 2022 thì tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào thứ sáu ngày 03/06/2022.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cúng gia tiên truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ bao gồm:

tết đoan ngọ 2021, tết đoan ngọ là gì, mâm cúng tết đoan ngọ

– Hương, hoa tươi, vàng mã

– Nước

– Rượu nếp

– Hoa quả tùy vùng miền, phổ biến là: mận, vải, chuối

– Bánh tro và xôi chè, nếu có thì càng tốt

Giờ cúng tết Đoan Ngọ tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h00 -13h00) ngày 5 tháng 5 âm lịch. 

Các phong tục trong ngày tết Đoan Ngọ

Tục ăn cơm rượu

Một trong những món ăn nổi bật và cũng là phong tục trong ngày tết Đoan Ngọ đó là ăn cơm rượu. Theo quan niệm dân gian, khi ăn cơm rượu trong ngày này (nhất là khi bụng đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người say men rượu mà chết đi. 

Điều đặc biệt là tùy theo đặc điểm mỗi vùng miền mà phong tục này có sự khác nhau. Cụ thể, ở miền Bắc thường làm cơm rượu từ nếp cẩm. Trong khi ở miền Trung thường ép cơm rượu thành từng khối còn người miền Nam sẽ vo cơm rượu thành từng nắm tròn. 

tết đoan ngọ 2021, tết đoan ngọ là gì, mâm cúng tết đoan ngọ

Tục ăn bánh tro

Trong ngày tết Đoan Ngo, ăn bánh tro là một tục lệ không hợp lý. Sở dĩ loại bánh này thường được dùng trong ngày tết Đoan ngọ bởi vì theo quan niệm Đông Y, trong ngày Tết Đoan ngọ, mọi người thường những thức ăn nóng, sinh nhiệt, khó tiêu như rượu nếp, xoài, vải, mít… Trong khi đó, bánh tro có tính mát, giúp cân bằng, giải nhiệt, điều hòa cơ thể hiệu quả.

Ăn các loại trái cây chua

Trong ngày tết Đoan Ngọ, người Việt Nam có quan niệm mua nhiều loại trái cây có vị chua như mận, xoài, cam, bưởi…để cả gia đình cùng “diệt sâu bọ”. Ngoài ra, phong tục ăn nhiều loại trái cây trong ngày mùng 5/5 âm lịch còn thể hiện mong ước một năm mùa màng bội thu, hoa quả đầy nhà. 

Đánh giá bài viết này nhé!