STB là mã chứng khoán được phát hàng bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đây là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Vậy mã chứng khoán STB có gì đặc biệt và tiềm năng của nó ra sao hãy cùng Tung Tăng đi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
STB là gì? Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
STB là mã chứng khoán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín có tên gọi tắt là Sacombank được thành lập vào năm 1991 với số vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng, đây là ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên được thành lập tại Tp. Hồ Chí Minh. Việc thành lập này là sự hợp nhất từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là HTX Tân Bình, HTX Thạn Công và HTX Lữ Gia.
Năm 1996, STB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. Đến năm 2006, STB chính thức niêm yết chứng khoán của mình trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với mã chứng khoán là STB. Đây cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên niêm yết mã chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE. Cũng trong năm này, Sacombank đã thành lập các công ty con trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín – SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sài Gòn Thương tín – SBL, Công ty Chứng khoán Sài gòn Thương Tín -SBS.
Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của STB
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng Sacombank thì nhìn chung quy mô hoạt động của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ, tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 551.000 tỷ đồng, tăng 5.8% so với đầu năm nay. Tổng huy động đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm.
Lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022, ngân hàng đạt được là 2.908 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 20% và đạt 55,1% chỉ tiêu đặt ra. Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2 ở mức 5.300 tỷ đổng so với đầu năm nay giảm 8%, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vào khoảng 1,27%.
Ngân hàng cũng cho biết đã hoàn thành chỉ tiêu xử lý 21.576 tỷ đồng lãi dự thu còn tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu. Công tác thu hồi nợ, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý, tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1.22%.
Tiềm năng của mã chứng khoán STB
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Sacombank hiện đang thuộc top 3 ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam. Trong năm 2022, dự kiến ngân hàng sẽ xóa tất vả các tài sản đang có vấn đề, so với kế hoạch bạn đầu điều này xảy ra sớm hơn 3 năm. Điều này sẽ giúp cho cổ phiếu STB được kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận đột biến trong một thời gian ngắn.
Tính đến nay, STB đã trích lập lũy từ việc triển khai đề án tái cơ câu lên đến 20.287 tỷ đồng, so với kế hoạch tổng đề án đến năm 2025 đạt khoảng 90% kế hoạch. Không chỉ vậy, một điểm nữa nổi bật nữa của STB phải nhắc đến là tốc độ xử lý nợ xấu của ngân hàng có dấu hiệu khá tích cực, bằng chứng là theo kế hoạch, Sacombank sẽ hoàn thành việc xử lý nợ xấu trong năm 2023 nhưng chỉ trong năm 2021, STB đã thu hồi và xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng lên đến 14.087 tỷ đồng, vượt 7.9% so với tiến độ. Điều này cũng cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng của cổ phiếu STB trong tương lai.