Rối loạn tiền đình là tình trạng khu vực tai trong và não bị tổn thương, khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng. Nguyên nhân của rối loạn tiền đình có thể do bệnh tật, chấn thương, ngộ độc thuốc hoặc hóa chất, các vấn đề tự miễn dịch, chấn thương sọ não hoặc không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình bao gồm cảm giác lâng lâng, ngất xỉu hoặc đứng không vững, chóng mặt (cảm giác quay cuồng liên quan đến bản thân hoặc các vật xung quanh), mất thăng bằng (không đứng vững, mất phương hướng), ù tai, mệt mỏi, lo lắng và các vấn đề về nhận thức.
Một trong những cách đơn giản để tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình, ngăn chặn tình trạng rối loạn tiền đình đó là điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Nguyên tắc vàng trong ăn uống dành cho người rối loạn tiền đình
Nên ăn những thực phẩm nào
Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 là loại vitamin quan trọng đối với hệ thống thần kinh. Nếu cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ khiến hệ tiền đình bị rối loạn với biểu hiện là các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bạn nên bổ sung bao gồm thịt ức gà, cá, các loại ngũ cốc, khoai, đậu hạt, cam, táo, chuối…
Thực phẩm giàu vitamin C: Đối với những người bị rối loạn tiền đình, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C đã được chứng minh là có thể giúp giảm bớt những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Những thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, đu đủ, súp lơ…
Kết hợp các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm và giải độc. Chúng làm giảm sưng mô ở tai trong, sửa chữa các tế bào và đảm bảo tái tạo tế bào khỏe mạnh.
Uống nhiều nước, đảm bảo luôn cung cấp đủ nước.
Bổ sung thực phẩm giàu kali: Thực phẩm giàu kali như cà chua rất có lợi trong việc giúp đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. được coi là thực phẩm điều trị triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình vô cùng hiệu quả.
Các loại hạt: Đây là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, vi chất dinh dưỡng và chống viêm. Ngoài ra, các loại hạt còn giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể và tai trong, từ đó làm giảm áp lực tai trong do dư thừa chất lỏng.
Gừng có thể làm dịu các triệu chứng của rối loạn tiền đình như buồn nôn, choáng váng và nôn mửa. Uống trà gừng hàng ngày khá hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
Thực phẩm giàu Vitamin B & C, Kẽm, Magie giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh và cải thiện lưu thông máu.
Các thực phẩm nên kiêng?
Tránh tiêu thụ chất lỏng có hàm lượng đường hoặc muối cao như đồ uống đậm đặc và soda. Đây là những thực phẩm gây chóng mặt nặng hơn.
Caffein: Chất Caffeine có trong cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực có thể làm tăng cảm giác ù tai của người bị rối loạn tiền đình. Caffein là chất bị hạn chế nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống dành cho người đau nửa đầu tiền đình.
Ăn quá nhiều muối: Muối gây giữ lại chất lỏng dư thừa trong cơ thể, tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ cản trở sự cân bằng bên trong của hệ thống tiền đình. Cần tránh thực phẩm giàu natri như nước tương, khoai tây chiên, bỏng ngô, pho mát, dưa chua và thực phẩm đóng hộp. Bạn có thể thay thế muối thông thường bằng muối natri thấp vì natri là thủ phạm chính làm trầm trọng thêm chứng chóng mặt.
Lượng nicotine: Nicotine trong thuốc lá được biết đến là làm co mạch máu. Các vấn đề tiền đình phát sinh do co thắt mạch máu sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn hút thuốc. Ngoài ra, nicotine còn làm giảm lưu lượng máu đến não và cản trở quá trình phục hồi.
Uống rượu: Rượu ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm cơ thể mất nước, các chất chuyển hóa có hại cho tai trong và não bộ. Rượu có thể kích hoạt cơn chóng mặt nghiêm trọng, đau nửa đầu, nôn và buồn nôn ở người dễ bị rối loạn tiền đình.
Thực phẩm chế biến sẵn, bánh mì và bánh ngọt là những thực phẩm nên tránh để ngăn ngừa rối loạn tiền đình.