Phim Ròm ngay từ khi ra mắt đã nhận được nhiều sự chú ý từ giới chuyên môn và khán giả, phim khai thác và có cái nhìn đầy chân thực về cuộc sống của người dân nghèo tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự thiếu hụt trong nội dung khiến bộ phim trở nên không rõ ràng và đây có lẽ cũng là điều đáng tiếc nhất.
Train to Busan 2 – Peninsula và những giả thuyết từ phần hậu truyện
Mắt biếc – Chi tiết về nội dung, nhân vật và các diễn viên tham gia
Top phim chiếu rạp hấp dẫn, đáng xem nhất tháng 12/2020
Mục lục:
Chủ đề đặc sắc
Phim Ròm mang đậm chất dấu ấn của các chủ đề xã hội như cuộc sống trẻ mồ côi, bụi đời, chơi đề đóm, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê,… Nhưng cái được phản ánh rõ nét nhất chính là vấn đề giải phóng mặt bằng.
Nguyên do tại sao người dân ở khu chung cư trong Ròm lại lún sâu vào lô đề, vay nặng lãi cho đến lụi bại? Vì sao từng người, từng người một lại cứ sa chân vào con đường không có lối thoát này? Vì vao họ lại không thể ngoi lên vũng bùn lầy chết người đó?
Câu trả lời không chỉ đơn giản dừng lại ở sự lười nhác, siêng ăn lười làm, u mê đỏ đen. Những con người nghèo khổ đó lại chính là mắt xích cuối cùng và yếu ớt nhất trong đường dây khổng lồ từ những kẻ cho vay nặng lãi, nhà cái mẹ đến nhà cái con, cò đề (công việc của cậu bé Ròm).
Khu chung cư cũ này thuộc diện giải toả vì nghiêng lún và hoang tàn. Mỗi một lần giải phóng mặt bằng, thứ hoang tàn không phải là một khu đất hay một toà nhà mà còn kéo theo là số phận của hàng nghìn con người bé nhỏ. Hàng nghìn gia đình xoay đời đổi vận và cũng không ít gia đình lâm vào cảnh cơ cực.
Cậu bé Ròm trong phim cũng vì nhà bị giải toả mà trở thành trẻ không nhà. Ca mẹ đến bước đường cùng bỏ rơi cậu trên vỉa hè cô độc. Trở thành cò đề, đứa trẻ ấy sống dưới đáy của xã hội, sinh tồn bằng toàn bộ sức lực bé nhỏ của mình.
Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi của Việt Nam về chủ đề giải phóng mặt bằng – chủ đề được coi là gai góc không chỉ trong điện ảnh mà còn chính ở trong xã hội. Đây chính là những diễn biến ngầm ẩn sâu xuyên suốt bộ phim và cũng là vấn đề thời sự nhức nhối.
Mang đậm chất “Đời”
Phim Ròm được gắn mác 18+, bởi thế mà đạo điện không ngần ngại phóng tay đưa chất đời từ đường phố lên màn ảnh. “Đời” chính là tính từ chính xác nhất để lột tả Ròm.
Từ bối cảnh, hình ảnh, âm thanh cho đến diễn xuất hay ngôn từ đều mang chất “đời”. Điều này cũng rất ấn tượng khi đạo diễn cùng ekip vẫn còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 20 khi họ bắt tay vào thực hiện dự án này. Là người trẻ, họ không đưa những góc nhìn thơ thơ mộng, điểm phấn tô son cho hiện thực mà đã xoáy sâu vào chính những thực trạng nhức nhối của xã hội.
Ngay cả cuộc đánh đấm của 2 đứa trẻ bụi đời Ròm và Phúc, ngôn từ đường phố chân thực đến từng chữ cái. Ngôn từ đời thường được đưa vào trong phim trở thành ngôn ngữ điện ảnh. Nó xù xì và thô ráp nhưng chính bởi vậy lại khắc hoạ được đúng thế giới dưới đáy xã hội.
Nhân vật khắc hoạ chân thực
Ngay từ khi nhìn nhận cách đạo diễn xây dựng nhân vật Ròm, chúng ta được thấy một cậu nhóc gầy gò, ốm yếu với gương mặt hốc hác khắc hoạ rõ sự kham khổ. Xuyên suốt mạch phim, không hề xuất hiện một hình ảnh hào nhoáng nào mặc cho bối cảnh bộ phim là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó là Phúc, gương mặt có sáng sửa hơn, thể hiện được sự thông minh và hoạt bát, tinh khôn của đứa trẻ lớn lên từ chính đường phố.
Đối với những nhân vật ở trong chung cư cũ, họ chính là những con người cùng cực, kham khổ trong cuộc sống dưới đáy xã hội. Kẻ phải mang giấy tờ nhà cầm cố, kẻ vì mơ ước đồi đời, kẻ thì muốn cho vợ con sống một cuộc sống tốt hơn. Chính bởi những mong muốn đổi đời nhanh chóng như vậy mà có rất nhiều gia đình rơi vào cuộc sống khổ cực.
Màu phim đậm chất tả thực
Tất cả những hình ảnh được truyền tải trong phim được đưa tới khán giả theo một góc quay bị nghiêng. Đây chính là một sự sáng tạo của đạo diễn Trần Thanh Huy bởi nó thể hiện được chính cuộc đời của các nhân vật trong phim: Chông chênh, nghiêng ngả và vô định.
Màu sắc của phim thiên về màu tối, những khoảng sáng xuất hiện rất ít hoặc bị sạm đi để thể hiện được rõ ràng hơn cuộc đời của những nhân vật chìm trong đêm tối, mịt mờ không biết ngày mai sẽ ra sao. Những khoảng khắc Ròm vẽ về gia đình của mình là những cảnh có ánh đèn vàng chiếu lên khuôn mặt nhem nhuốc cùng ánh mắt sáng ngời như nói lên chính nỗi lòng của họ.
Những cảnh chạy của Ròm và Phúc trong phim cũng không hề khô khan bởi nó sẽ mang một cảm xúc mãnh liệt. Chúng chạy để mưu sinh, chạy để kiếm cơm, chạy để tự sinh tồn.
Trong phim, có một phân cảnh rất ý nghĩa, đó là khi Ròm dừng lại ở nơi năm xưa mình bị ba mẹ bỏ rơi. Ròm đi qua phải, máy quay nghiêng qua trái, Ròm đi qua trái thì máy quay lại đi qua phải. Hình ảnh này mang lại ấn tượng mạnh cho người xem, giống như diễn đạt rằng cuộc đời Ròm sẽ không bằng phẳng?
Đánh giá chung về phim
Ròm là một bộ phim cho người xem thấy được chính góc khuất của thành phố phồn hoa đô thị, nơi những ngôi nhà cao tầng là phù phiếm, nơi cuộc sống chỉ co cụm xung quanh một khu chung cư dột nát và việc ngày ngày của họ là tìm kiếm một con số để hy vọng đổi đời để thay đổi một điều gì đó ở trong quá khứ. Nạn đánh lô đề luôn là vấn nạn khiến cho nhiều người tan cửa nát nhà.
Không chỉ vật, phim cũng cho ta thấy được khao khát và ước mơ tươi đẹp của Ròm và Phúc giữa những ngày vật lộn kiếm miếng cơm manh áo. Ròm luôn muốn tìm lại gia đình mình để đi học vẽ, Phúc muốn có tiền để học nhảy. Những ước mơ đó thật giản dị, bình thường nhưng nó đẹp và sáng nơi chung cư tối tăng, mơi một xã hội thu nhỏ ở đó, chợ búa và đen đúa.
Bộ phim không hề có cái kết và trên thực tế cũng không cần cái kết bởi người xem đều biết cả Ròm và Phúc đều vẫn phải tiếp tục cuộc sống này, vẫn phải tồn tại trong cái vòng lặp của cái nghèo đeo bám họ.