Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ thường dùng để gọi cho các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đất. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng. Vì thế trong bài viết dưới đây Tung Tăng sẽ giúp bạn phân biệt sổ đỏ và sổ hồng chính xác nhất. Theo dõi ngay nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Môi giới bất động sản là gì? Những kỹ năng cơ bản một môi giới bất động sản cần nắm 2024
Những điều cần biết về đầu tư bất động sản
Các loại hình đầu tư bất động sản phổ biến hiện nay
Mục lục:
Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ, sổ hồng thực chất là thuật ngữ dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất dựa vào màu sắc bên ngoài của hai loại giấy tờ này. Đây là một thuật ngữ không được định nghĩa và công nhận theo quy định của pháp luật mà nó xuất phát từ cách gọi của người dân về hai loại giấy chứng nhận có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể
– Sổ đỏ là thuật ngữ để chỉ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp căn cứ theo Nghị định 64-CP, Thông tư 346/1998/TT-TCĐC. Tên gọi này được dựa theo đặc trưng bên ngoài của loại giấy tờ này vì phần trang đầu có màu đỏ.
– Sổ hồng là thuật ngữ dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Hiện nay, sổ hồng được chia làm 2 loại sổ hồng cũ là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và sổ hồng mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng mới là mẫu giấy chứng nhận thống nhất trong cả nước. Mẫu giấy này được sử dụng bắt đầu từ sau ngày 10/12/2009 theo quy định tại Điều 97 Luật Đất đai 2013. Và tên gọi của nó cũng dựa trên màu sắc của phần trang đầu là màu hồng.
Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
Giá trị pháp lý
– Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp bởi Bộ Xây dựng trước ngày 10 tháng 8 năm 2005 và được đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, cấp từ ngày 10 tháng 8 năm 2005 đến trước ngày 10 tháng 12 năm 2009.
Đối tượng sử dụng
– Sổ đỏ: Chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu quyền sử dụng đất.
– Sổ hồng: Được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời cũng là chủ sở hữu, sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư
Khi vực được cấp sổ
– Sổ đỏ: Có khu vực cấp ngoài đô thị như đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, khu làm muối.
– Sổ hồng: Có khu vực cấp sổ là đất đô thị
Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?
Về mặt giá trị phát lý, sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị như nhau, chúng đều thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Và đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng, sở hữu nhà đất.