Trong tình hình dịch COVID 19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân là điều vô cùng quan trọng.
Một trong những thức uống tăng cường sức đề kháng được nhiều người quan tâm hiện nay là nước chanh sả gừng. Vậy nước chanh sả gừng có tác dụng gì và cách nấu nước chanh sả gừng như thế nào?
Nước chanh sả gừng có tác dụng gì?
Hỗn hợp nước chanh sả gừng tăng đề kháng gồm có 3 loại nguyên liệu chính là chanh, sả và gừng. Trong đó:
Sả là một loại cây có vị cay tính ấm, vừa dùng làm gia vị vừa có tác dụng làm thuốc. Theo Đông Y, sả có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, thường dùng để chữa cảm sốt, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
Gừng là vị thuốc dân gian quen thuộc. Gừng có vị cay, nóng, tính ấm có khả năng chữa cảm mạo, cảm lạnh, tiêu đờm, giảm nôn, thúc đẩy tiêu hóa.
Chanh là loại trái cây quen thuộc, rẻ tiền, giàu vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng chống oxy hóa, thải độc.
Từ xa xưa, gừng, chanh sả đã được xem là bài thuốc dân gian giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm cúm, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Ngoài tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch thì nước chanh sả gừng còn có những tác dụng như: Hỗ trợ giảm cân, ổn định đường huyết, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da…
Cách nấu nước chanh sả gừng tăng đề kháng
Nguyên liệu
0,5 kg chanh tươi
1 lạng (100 gram) sả tươi
Đường phèn (hoặc mật ong)
1 củ gừng tươi
Cách làm:
Bước 1: Sả tách bỏ lớp bẹ già bên ngoài, rửa sạch, đập dập rồi cắt thành các khúc nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
Bước 2: Cho 1 lít nước lọc vào nồi, đặt lên bếp đun sôi. Nếu rồi cho thêm đường phèn vào nấu cho đến khi đường tan thì cho sả vào nấu
Bước 3: Sau khi đã nấu nước sả được 5 phút thì cho gừng vào nấu thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Để nguyên nồi nước sả gừng trên bếp, đậy vung kín và om trong khoảng 5 phút. Sau đó, vớt gừng, sả ra lọc lấy nước trong.
Khi nước nguội, bạn vắt thêm nước chanh vào và có thể thưởng thức ngay. Nên uống nước chanh sả gừng lúc ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
Nước chanh sả gừng có tính nóng nên hững người bị cao huyết áp, dạ dày, cơ địa nóng thì không nên uống.
Nếu sau khi uống nước chanh sả gừng mà cảm thấy chóng mặt, buồn nôn thì phải dừng uống.
Nên uống vào buổi sáng vì uống nước gừng vào buổi tối sẽ không tốt cho sức khỏe.