Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch được biết đến là một ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác nhau. Thế nhưng bạn có biết ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì hay chưa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tung Tăng để tìm hiểu vấn đề này nhé!
Mục lục:
Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thực chất là Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương của Việt Nam. Ngoài ra người dân còn lan truyền nhau một cái tên dân dã khác về ngày mùng 5 tháng 5 như Tết diệt sâu bọ hay chiệt sâu bọ.
Mùng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ truyền thống hàng năm liên quan đến sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Ngày này đã ăn sâu vào nét văn hóa truyền thống không chỉ tại Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở khắp các nước khu vực Đông Nam Á.
Nguồn gốc ngày mùng 5 tháng 5
Ngày mùng 5 tháng 5 là một ngày lễ truyền thống không chỉ riêng của Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam Á khác nhau nên nguồn gốc của ngày này tại mỗi nước cũng sẽ khác nhau.
Ở riêng Việt Nam thì truyền thuyết kể lại rằng vào một ngày sau vụ mùa, người dân một làng nọ đang mở tiệc ăn mừng vì vừa có một vụ mùa bội thu thì có một tai họa kéo đến. Đó chính là lũ sâu bọ, chúng kéo đến dày đặc và ăn mất tất cả trái cây, nông sản vừa mới thu hoạch được.
Người dân đang không biết phải làm sao thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới và tự xưng là Đôi Truân. Đôi Truân đã chỉ dẫn cho người dân lập một dàn cúng đơn giản có bánh tro, trái cây sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân nghe lời Đôi Truân và làm theo chỉ một lúc sau lũ sâu bọ té ngã rã rượi. Đôi Truân còn căn dặn thêm hàng năm cứ cào ngày nay lũ sâu bọ sẽ rất hung hăng nên người dân cần lập dàn cúng theo chỉ dẫn hàng năm của ông để diệt trừ lũ sâu bọ ấy.
Vì chưa kịp trả ơn mà Đôi Truân đã đi mất nên để tưởng nhớ công lao của ông, người dân đã đặt cho ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết diệt sâu bọ hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ. Cũng chính từ đó truyền thống ngày Tết Đoan Ngọn ra đời và còn được lưu truyền cho đến tận bây giờ.
Ý nghĩa ngày mùng 5 tháng 5
Dựa theo cái tên Tết Đoan Ngọ thì ở Việt Nam ngày mùng 5 tháng 5 là ngày Tết diệt dâu bọ. Vì thời điểm này là khoảng thời gian chuyển mùa nên sâu bọ có cơ hội phát triển thuận lợi, điều này sẽ kéo theo nhiều bệnh tật cho cây cối, mùa màng và sức khỏe chúng ta. Vì thế để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất, mỗi nhà cần chuẩn bị thật kĩ các biện pháp phòng tránh.
Bên cạnh đó đây cũng là một ngày để thờ cũng tổ tiên, là một dịp để cả gia đình sum họp lại với nhau, cùng quây quần bên nhau ăn mâm cơm gia đình.
Ngày mùng 5 tháng 5 nên làm gì?
Hái lá thuốc
Một trong những phong tục ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm được nhiều người ở nông thôn hưởng ứng cực kỳ mạnh mẽ đó chính là hoạt động hái lá thuốc. Người dân ở vùng nông thôn quan niệm rằng những loại lá thuôc được hái trong khoảng thời gian 12 giờ trưa vào ngày này sẽ có những công dụng chữa bệnh thần kỳ nhất. Thông thường những loại lá được hái vào ngày này có thường là những nhóm cây cỏ có tác dụng chữa bệnh về da hoặc chữa trong hệ thống tiêu hóa, đường ruột.
Ăn bánh ú tro
Bánh ú tro là một trong những món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Có ý kiến cho rằng nếu không có bánh ú tro vào ngày Tết Đoan Ngọ thì dịp lễ Tết năm đó không còn ý nghĩa. Thường thì người dân sẽ gói bánh ú thành những hình kim tự tháp tí hon rồi luộc chúng theo từng chùm 10 cái. Bánh ú tro có công dụng làm mát ruột dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Ăn cơm rượu nếp
Một món ăn không thể thiếu nữa vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm nữa đó chính là món cơm rượu nếp. Người ta thường nói rượu vào thì lời ra vì thế vào ngày này gia đình quây quần bên nhau ăn miếng cơm rượu nếp, nói chuyện, tâm sự với nhau sẽ khiến không khí gia đình trở nên vui vẻ, ấm cúng hơn.
Ăn trái cây giết sâu bọ
Thời điểm ngày mùng 5 tháng 5 là thời điểm đỉnh điểm của vụ mùa, vì thế vào khoảng thời gian này sẽ có rất nhiều loại trái cây, nông sản được nông dân gặt hái. Để biết ơn và trân trọng tổ tiên thì việc thưởng thức trái cây, hoa quả vào ngày này cũng là một điều rất quan trọng
Khảo cây vào giờ Ngọ
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, lúc mà mặt trời lên đến đỉnh đầu những người nông dân sẽ thường đi khảo cây. Khảo cây là hành động đánh vào cây để kiểm tra, khảo sát tìm ra những vấn đề mà cây đang gặp phải để có thể tìm ra phương án chữa bệnh kịp thời.