Mùng 3 Tết nên làm gì? Bên cạnh những điều kiêng kỵ nên tránh vào 3 mùng đầu năm, bạn cần phải lưu ý và bỏ túi những điều nên làm sau đây để chuẩn bị cho một năm mới tốt đẹp. Cùng Tung Tăng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Ý nghĩa mùng 3 Tết
Theo quan niệm dân gian, “Mùng một tết Cha, mùng 2 tết Mẹ, mùng 3 tết Thầy”. Vào mùng 1 con cháu sẽ tập trung bên họ nội để mừng tuổi, chúc Tết ông bà họ nội. Mùng 2 sẽ tập trung bên họ ngoại để mừng thọ ông bà, chúc tết và mừng tuổi.
Còn lại, mùng 3 chính là ngày nhắc nhở thế hệ học trò truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh những người thầy, người cô đã truyền chữ, dạy nghề cho bao học trò thành tài, thành người. Đây là dịp thầy cô trò có thể quây quần, trò chuyện cùng nhau, tâm sự và chúc nhau những điều tốt lành nhất.
Mùng 3 Tết nên làm gì?
Thực hiện lễ hóa vàng
Việc nên làm trong ngày mùng 3 chính là các gia đình thực hiện lễ hóa vàng (tức là lễ tạ gia tiên và các vị thần phật).
Tùy vào từng vùng, ngày hóa vàng sẽ được diễn ra khác nhau, nhưng nhìn chung thường rơi vào mùng 3 Tết, các gia đình làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia yên nghỉ.
Thông thường, mâm lễ cúng sẽ bao gồm: nhang, hoa, trầu cau, vàng mã, rượu, đèn hoặc nến cùng các món ăn mặn hoặc chay như: bánh chưng, thịt gà, giò lụa,…
Mặc đồ màu sắc rực rỡ, tươi tắn
Trong những ngày đầu năm, người ta kiêng kỵ những bộ trang phục đen và trắng. Sắc đỏ, cam, vàng,… là những màu sắc đại diện cho sự may mắn, sung túc và đầy đủ.
Vì vậy, lựa chọn trang phục có màu sắc rực rỡ là một trong những việc nên làm trong dịp Tết cổ truyền.
Đi lễ chùa cầu bình an, sức khỏe
Một trong những điều nên làm trong những ngày đầu xuân chính là đi lễ chùa cầu may, cầu bình an và sức khỏe. Với một tâm hồn được thanh lọc, việc đi lễ chùa cầu may với mong muốn chào đón một năm mới hạnh phúc, vui vẻ và tốt đẹp hơn.
Chúc Tết
Như câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Bên cạnh chúc Tết người thân, bạn bè,… Mùng 3 cũng là một ngày để tất cả những học trò chúc Tết các thầy cô, vừa là dịp để thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn các thầy cô, vừa là cơ hội để bạn bè có thể gặp gỡ, trò chuyện và chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong dịp Tết đến, Xuân về.
Hái lộc
Ngoài việc đi lễ chùa cầu may, chúc tết và lựa chọn những bộ trang phục có sắc màu may mắn. Vào mùng 3 người ta còn lựa chọn hái lộc được chuẩn bị sẵn. Trong mỗi túi lộc, người nhận sẽ được nhận lì xì bao gồm những câu chúc, tiền, gạo,… với ý nghĩa viên mãn, sức khỏe và đủ đầy.
Những việc kiêng kỵ, không nên làm vào mùng 3
Kiêng quét nhà, đổ rác
Bên cạnh những việc nên làm, bạn cũng cần chú ý và tránh những việc không nên làm vào mùng 3 như quét nhà, đổ rác.
Theo quan niệm, việc quét nhà, đổ rác vào những ngày đầu năm sẽ quét tài lộc đi mất. Thay vào đó, bạn có thể quyets và dồn rác vào một góc nhà, lưu ý không được hốt rác đổ đi.
Kiêng sử dụng kim chỉ
Từ lâu, người xưa quan niệm rằng, việc sử dụng kim chỉ để may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ chịu cảnh thiếu trước hụt sau, một năm đầy vất vả và khổ sở.
Kiêng nói những điều xui xẻo
Cho dù là mùng 1, mùng 2 hay mùng 3, những ngày đầu năm bạn không nên nói những điều xui xẻo để tránh rước điềm gỡ làm ảnh hưởng đến cả năm. Thay vào đó, bạn nên nói những điều may mắn bằng những câu từ, từ ngữ vui vẻ.
Kiêng cãi vã
Để tránh những điều bất hòa, cãi vã và không khí không được vui vẻ, tất cả mọi người nên vui vẻ trong những ngày đầu năm. Người lớn không nên trách mắng, lớn tiếng, đánh đập trẻ con, các thành viên trong gia đình, vợ chồng không nên lời qua tiếng lại để đón chào một năm đầy vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc.